Học lập trình nên mua laptop như thế nào?

Học lập trình nên mua laptop như thế nào?

Đối với lập trình viên hay sinh viên IT, chiếc laptop không chỉ phục vụ cho việc học tập mà còn là công cụ làm việc không thể thiếu. Tuy nhiên, công nghệ ngày càng phát triển, máy tính cần xử lý nhiều tác vụ, đa nhiệm dẫn đến việc một ngày nào đó chiếc laptop của bạn không hoạt động tốt, đã lỗi thời và cần mua 1 chiếc laptop mới.

Vấn đề đặt ra là “Học lập trình nên mua laptop gì?” hay “Làm sao để mua 1 chiếc laptop mà có thể phục vụ mình ít nhất trong vòng 4 – 5 năm tới” là một vấn đề nan giải. Trong bài viết này, mình xin chia sẻ một vài tiêu chí để các bạn có thể chọn mua được chiếc laptop phù hợp.

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (CNTT) được viết bằng tiếng anh là Information Technology hay còn gọi là IT, đây là một ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và các phần mềm trên máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

Ở Việt Nam, Công nghệ thông tin được hiểu là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ máy tính, viễn thông, điện tử nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin, tiền năng của nó vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người.

Đặc thù công việc

Khi học Công nghệ thông tin, bạn sẽ trở thành 1 lập trình viên. Và lập trình viên luôn phải tiếp xúc với các dòng lệnhđoạn mã, mặt chữ trên máy tính. Bởi thế, máy tính của họ đòi hỏi phải có yếu tố bảo mật caocấu hình phải tốt để chạy ổn định các phần mềm lập trình. Không những thế, màn hình với kích thước lớn cũng là một đặc thù của IT vì sẽ giúp họ nhìn rõ được các đoạn mã chằng chịt.

Cách chọn mua laptop chuẩn nhất cho dân IT

1. Màn hình hiển thị

Việc sử dụng laptop trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới mắt. Nhất là đối với lập trình viên, đặc thù công việc của họ là thường xuyên tiếp xúc với nhiều chi tiết nhỏ, nên khả năng hiển thị độ phân giải cao trên laptop là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng.

Bạn nên ưu tiên lựa chọn những chiếc laptop với độ phân giải full HD (1920×1080) hoặc tối thiểu là độ phân giải HD (1600×900) đi kèm là tấm nền IPS. Điều đó sẽ nâng cao khả năng làm việc của bạn hơn khi nhìn thấy được các chi tiết rõ ràng, không bị mờ và bảo vệ con mắt của bạn.

Học lập trình nên mua laptop như thế nào?

Không cần chọn laptop quá màn hình quá to vì nó có thể chiếm nhiều chỗ trên bàn gây khó chịu cho người xung quanh và khi khẩn cấp bạn không thể để cái máy màn hình quá to trên đùi được. Nên chọn màn hình khoảng từ 13-15″, tùy thể trạng mà màn hình có thể khác nhau. Nhưng nguyên tắc chung là nếu bạn không thể thoải mái cầm máy bằng 1 tay và tay còn lại chỉ trỏ vào màn hình để trình bày với người đang đứng cạnh mình là màn hình quá to với bạn.

Bạn cũng nên tránh các thể loại màn hình 4k hay màn hình cảm ứng. Các loại màn hình này ngốn pin hơn bình thường, đắt hơn, nặng hơn bình thường mà hiệu quả mang lại với một laptop đi học là không cao. Trả thêm 2-4 triệu chỉ để có thêm 1 – 2 chức năng như vậy là không đáng. Hơn nữa hầu hết các loại laptop có màn hình cảm ứng thường chất lượng không tốt, bản lề lỏng lẻo, dễ hỏng. Nếu bạn quá thích màn hình cảm ứng thì nên mua máy tính bảng đi học thay cho laptop.

2. Tính di động, tiện lợi

Học lập trình nên mua laptop như thế nào?

Đối với các bạn đi học lập trình, việc đi lại lên trường để học tập là điều không thể tránh khỏi, hoặc bạn phải làm việc ở nhiều nơi khác nhau, đòi hỏi phải di chuyển nhiều. Vậy nên những chiếc laptop với kích thước 13 – 14 inch sẽ tốt hơn dành cho bạn bởi tính di động và tiện lợi hơn trong việc đi lại.

Đừng mua một cái máy ở tận cùng khả năng mang vác của mình, loại nào nặng hơn 2kg có thể bỏ qua không cần nhìn tới chưa kể trong ba lô còn có chuột, tai nghe, sách, vở, ô, bình nước,… Phải đi bộ 1 – 2km để đi học, đứng cả tiếng trên xe buýt sẽ thật vất vả phải không nào!

Còn nếu công việc của bạn không nhất thiết phải ra ngoài thường xuyên, thì chọn mua những chiếc laptop có kích thước 15 inch sẽ nâng cao hiệu suất làm việc của bạn. Điều này giúp bảo vệ mắt và không gian làm việc cũng rộng rãi hơn.

3. Hiệu năng CPU

CPU là một trong những tiêu chí quan trọng mà bạn cần chú ý khi quyết định chọn mua một chiếc laptop. Bởi vì, khi đã mua laptop về thì CPU không thể nâng cấp được nữa, cho nên quyết định đúng đắn ngay từ đầu sẽ tốt hơn.

Đối với dân lập trình hay những học viên học CNTT, nếu muốn chiếc laptop của bạn có thể chạy mượt mà các chương trình lập trình mới nhất trong tầm 5 năm tới thì bạn nên lựa chọn có hệ vi xử lý là i5, i7.

Học lập trình nên mua laptop như thế nào?

Nên chọn CPU đời cuối 2019 trở lên. (Intel Comet Lake/Ice Lake – 10xxx trở đi hoặc AMD Ryzen3 4xxx trở đi). Năm 2019 là một dấu mốc của thị trường CPU khi dòng Ryzen 3000 của AMD buộc Intel phải nâng cấp hàng loạt CPU của mình. Vì thế hầu như ở cùng phân khúc thì CPU đời 2019 sẽ mạnh hơn đời trước đáng kể. Nếu bạn mua laptop mới thì nên ưu tiên dòng CPU mới này hơn.

Tuy nhiên, nếu nâng sách có hạn, các bạn có thể cắt giảm CPU, thậm chí giảm xuống Intel Celeron cũng không phải là tận thế. Mình đùa thôi =)) Core i5 là quá đủ với laptop đi học, mua i7 thì cũng chỉ làm máy nóng nhanh hơn thôi, nhiều khi chả dùng hết hiệu suất có nó ấy. Các tác vụ nặng thì cứ thuê máy chủ để cho nó chạy giúp.

4. Bộ nhớ RAM

Bạn nên lựa chọn những chiếc laptop tối thiểu có RAM 8GB bởi vì bạn sẽ chạy rất nhiều tác vụ trên laptop. RAM càng lớn thì không gian lưu trữ nền càng lớn, nhờ đó các chương trình bạn chạy sẽ được mượt mà hơntránh được tình trạng giật lag làm giảm hiệu quả học tập, làm việc.

Trong quá trình học có nhiều thứ cần dùng thử nhưng không phải cái gì cũng có thể cài hết vào máy mình nên phải dùng máy ảo. Máy ảo tiêu tốn rất nhiều bộ nhớ RAM trong máy nên cần phải có bộ nhớ RAM lớn để hoạt động hiệu quả. Nhiều công nghệ khác cũng dùng máy ảo như lập trình di động cần máy ảo giả lập thiết bị, lập trình web cần máy ảo giả lập server,…

Học lập trình nên mua laptop như thế nào?

Tối ưu nhất là bạn nên chọn mua laptop có RAM 8GB ngay từ ban đầu, để khi muốn nâng cấp lên 16GB thì bạn chỉ cần mua thêm thanh RAM 8GB để gắn vô bên còn lại để sử dụng thoải mái hơn. Hãy chú ý xem là chiếc laptop đó chứa mấy thanh RAM nhé!

5. Ổ cứng

Để phù hợp với dân IT, lập trình viên thì bạn nên chọn ổ cứng SSD thay vì HDD. Ổ cứng SSD cơ bản cần có là 256GB, nếu tài chính ổn định bạn vẫn có thể nâng cấp lên 512GB hoặc 1TB để đạt hiệu quả tốt nhất.

Học lập trình nên mua laptop như thế nào?

Ổ cứng SSD sẽ vượt trội hơn ổ cứng HDD ở những điểm sau:

  • Khởi động hệ điều hành nhanh hơn.
  • Truy xuất dữ liệu ra thiết bị khác cũng nhanh hơn.
  • Phần mềm hoạt động ổn định hơn.
  • Bảo vệ dữ liệu tốt hơn nhờ khả năng chống sốc cao cùng với linh kiện bền.
  • Hoạt động êm ái, không tiếng ồn, tản nhiệt hiệu quả.
  • Ghi được dữ liệu lớn giúp nâng cao khả năng làm việc.

6. Bàn phím

Học lập trình nên mua laptop như thế nào?

Là dân lập trình thì bàn phím như cây súng của người lính vậy. Nó rất quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cảm hứng làm việc của bạn. Lập trình viên thường xuyên dùng bàn phím để gõ code, do đó nên chọn các bàn phím lực ấn nhẹđộ đàn hồi tốtkhông quá ồnkích thước bàn phím nhỏ gọn.

Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể chọn những mẫu bàn phím cơ để thao tác dễ dàng hơn.

7. Pin

Nếu như bạn dành cả thời gian ngồi kế ổ cắm điện thì không còn gì để bàn. Thế nhưng nếu trên lớp học của bạn, hay quán cafe mà không đủ ổ điện cho bạn, thì sẽ như thế nào. Hãy tưởng tượng pin của bạn chỉ trụ nổi 2 tiếng thì sẽ như thế nào?

Học lập trình nên mua laptop như thế nào?

Vì vậy quyết định chọn mua những chiếc laptop với thời lượng pin trâu tối thiểu là 4 tiếng sẽ là hợp lý nhất.

8. Card đồ hoạ

Học lập trình nên mua laptop như thế nào?

Việc sử dụng card đồ họa thật sự không cần thiết khi bạn là việc học tập lập trình. Nếu là sinh viên, khi mua laptop dòng gaming thì mình cam đoan rằng một số bạn mua về chỉ với mục đích chơi game chứ không phải dành cho học tập, lập trình. Lựa chọn tốt nhất (dành cho các bạn muốn khám phá về phát triển trò chơi) là card đồ họa rời với dung lượng khoảng 2GB hoặc 4GB. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp lập trình khác thì card đồ họa là không cần thiết.

9. Hệ điều hành

Hiện nay có 3 hệ điều hành rất phổ biến đó là Windows, MacOS, Linux.

Học lập trình nên mua laptop như thế nào?

Windows

Ưu điểm là khi cài đặt hệ điều hành sẽ có phần hỗ trợ command line (cmd) phục vụ cho việc viết code.

Nhược điểm:

  • Không có Bash Shell (BASH là một ngôn ngữ máy tính dùng để biên dịch câu lệnh được nhập trên Shell để máy tính có thể hiểu được và cũng là Shell thông dụng trong Linux).
  • Power Shell với dòng lệnh dài dòng, khó nhớ (Power Shell là ngôn ngữ được phát triển bởi Microsoft cho mục đích quản lý tự động hóa và định cấu hình các nhiệm vụ bao gồm dòng lệnh và ngôn ngữ mã hóa).
  • Phần mềm quản lý gói trên Windows kém (các gói chỉ thiên về giao diện, không phục vụ cho việc lập trình).
  • Một số phần mềm lại không được tích hợp trên Windows.
  • Máy tính Windows dễ bị nhiễm các chương trình nguy hiểm.

Linux

Linux rất phù hợp với lập trình viên chuyên lập trình back-end như Node.jsPHP, quản lý hệ thống. Họ không cần phần mềm đồ hoạ quá phức tạp. Các IDE phổ biến như JetBrains Web StormPyCharmPHPStormCLionsGolandSublime TextVisual Studio Code đều có thể chạy tốt trên Linux.

Nếu bạn là lập trình viên web front-end, Linux có lẽ không phù hợp với bạn. Bạn không có PhotoshopSketchApp sẵn mà phải chuyển vào hệ điều hành ảo để dùng.

MacOS

Lập trình viên mà sử dụng MacBook thì không chỗ nào chê bởi tính toàn vẹn của nó. Thế nhưng đối với những bạn IT mới vào nghề mà để bỏ ra số tiền 18 – 40 triệu cho chiếc MacBook là một con số không hề nhỏ.

Việc nâng cấp bộ nhớ SSD 8GB hay 16GB cũng tốn khá nhiều chi phí. Nếu bạn đủ tài chính, thì hãy sắm cho mình một chiếc MacBook để học lập trình.

10. Giá thành

Giá thành là một yếu tố quan trọng trong việc chọn mua laptop. Đối với sinh viên khi mới học IT còn hạn hẹp về kinh tế, những mẫu laptop tầm trung với phân khúc giá từ 15 – 20 triệu là lựa chọn hợp lý nhất, đồng thời sẽ đảm bảo tốt cho việc học tập và làm việc của bạn.

Còn nếu bạn không quan tâm về giá cả, thì việc lựa chọn những mẫu mã cao cấp hơn với tầm giá từ 20 – 30 triệu là quá tốt, điều đó sẽ giúp bạn trải nghiệm tốt hơn trong quá trình phát triển các chương trình, phần mềm.

Trong trường hợp bạn làm việc tại nhà thường xuyên, thì bạn có thể tự build PC cho riêng mình để phù hợp với đặc thù công việc của lập trình viên.

LỜI KẾT

Trên đây là những kinh nghiệm chọn mua Laptop dành cho lập trình viên và sinh viên ngành IT mà mình muốn chia sẻ với bạn. Ở bài viết sau, mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số mẫu mã laptop để các bạn có thể dễ dàng lựa chọn hơn. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn và chúc bạn chọn được cho mình một chiếc Laptop ưng ý với nhu cầu của bạn nhất. Nếu còn gì thắc mắc, hãy phản hồi cho mình ở dưới comment!

Tham khảo: Top 10 laptop tốt nhất cho dân học lập trình

Các bạn có thể tham khảo các bài viết hay về JavaScript tại đây.


Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.

Bình luận