khoa hoc tester cho nguoi moi bat dau 4 1

Làm thế nào để trở thành Tester chuyên nghiệp

Cũng giống như bất kì công việc nào khác, việc lựa chọn, học tập và làm công việc Tester như là một nghề thì niềm đam mê, sự yêu thích và sự chăm chỉ, quyết tâm là những tiêu chí quan trọng nhất. Nếu bạn thiếu những điều này thì bạn sẽ rất nhanh chóng cảm thấy chán nản, điều này sẽ ảnh hưởng một cách tiêu cực đến hiệu suất công việc của bạn và chất lượng sản phẩm bạn đang thực hiện kiểm thử.

Vì vậy, những kỹ năng, kiến thức bạn cần biết để làm công việc Tester là gì?

Kỹ thuật, kiến thức về kiểm thử – Testing

Kiến thức đầy đủ về các kỹ thuật kiểm thử hộp đen, phân tích giá trị biên, phân vùng tương đương, kỹ thuật dùng bản chuyển trạng thái,… là những kiến thức quan trọng. Bạn nên lựa chọn đi học các khóa học cơ bản để có kiến thức cần thiết nếu không có sẵn nền tảng IT. Ngoài ra, để trở thành Tester thì các bạn có nên tảng IT cũng thưởng tham gia khóa ngắn hạn để chỉnh chu kiến thức do hiện ở Việt Nam không có đào tạo chính quy về nghề nghiệp này.

khoa hoc tester online free 9

Tài liệu cũng rất quan trọng và là một phần của hoạt động Tester. Bạn cần phải biết làm thế nào để lấy được các điều kiện từ tài liệu yêu cầu, làm thế nào để thiết kế được các trường hợp kiểm thử và làm thế nào để viết được các thủ tục kiểm thử. Thưởng các

  • Các công cụ kiểm thử

Có kinh nghiệm với bất kỳ công cụ Testing nào là rất có lợi, nó là một lợi thế cho sự nghiệp Tester của bạn. Hầu hết các công việc kiểm thử đòi hỏi một số kiến thức hoặc kinh nghiệm với các công cụ kiểm thử GUI Automation, công cụ kiểm thử Performance, công cụ quản lý Test và công cụ theo dõi Bug. Một số trong những công cụ kiểm thử phổ biến như:Winrunner, Quick Test Professional (QTP), Load runner, HP Quality Center… Ngoài ra, một số công cụ kiểm thử mã nguồn mở như: BugZilla, Jira, Selenium, Watir cũng đang trở lên phổ biến rất nhanh.

  • Tính cách và thái độ đối với công việc Tester

Hãy luôn nhớ rằng, là một người Tester, công việc của bạn là kiểm tra xem các phần mềm đang chạy có đúng theo thiết kế và các đặc tả kỹ thuật không, và bạn cần báo cáo nếu có bất kỳ sai lệch nào so với kịch bản trong tài liệu. Do đó, cần phải tập trung, kiểm tra kỹ lưỡng và ghi lại kết quả một cách chính xác là điều rất quan trọng. Một Tester giỏi cần có thái độ “attermpt to break” phần mềm, khai thác bất kỳ lỗ hổng bảo mật nào và chứng minh rằng phần mềm là phù hợp để phát hành.

tester la gi 3

Ngòai ra, các đặc tính khác như trí nhớ tốt giúp để tái hiện các bước không cần kịch bản sẽ rút ngắn thời gian làm việc, kĩ năng giao tiếp tốt và đội ngũ làm việc (thảo luận về bất kỳ khuyết điểm nào được tìm thấy với các thành viên khác của team và với manager) nên quan sát kĩ lưỡng (để phát hiện những khó khăn để thông báo cho team và nhận ra những khác biệt tinh tế). Tester cũng là công việc cần giao tiếp nhiều nên tùy theo tố chất, Tester có thể phát triển lên BA, Brse – Kỹ sư cầu nối, hay cao hơn là PM – quản lý dự án.

  • Chứng chỉ về kiểm thử

Ngày nay, các công việc Tester đang được đăng tuyển hầu hết yêu cầu các chứng chỉ như ISEB hoặc ISTQB Foundation là một trong những yêu cầu tối thiểu. Một số nhà tuyển dụng thậm chỉ còn không xem xét đơn ứng tuyển của bạn nếu bạn không đạt được các chứng chỉ cơ sở trong Tester. Vì vậy, nếu bạn là một sinh viên mới ra trường đang cố gắng để có được một công việc trong ngành Tester thì ít nhất bạn phải vượt qua một khóa học về ISRQB Foundation trong Tester, tuy nhiên thường cần có 1-3 năm kinh nghiệm, vững nghiệp vụ rồi các Teseter mới bắt đầu học và thi chứng chỉ sẽ thuận lợi hơn.

Khi tham gia một buổi phỏng vấn cho vị trí nhân viên Tester, bạn nên thoải mái với các thuật ngữ Tester, phương pháp và các kỹ thuật kiểm thử khác nhau. Quan trọng nhất là bạn phải biết được vòng đời phát triển phần mềm và phải Tester như thế nào, ở đâu phù hợp trong chu kỳ.

Bạn cần làm quen với các mô hình phát triển (hoặc phương pháp) khác nhau như: mô hình thác nước, mô hình chữ V, mô hình gia tăng (Incremental) , mô hình xoắn ốc và các quy trình Agile…Đây cũng là những kiến thức hỗ trợ cho con đường sự nghiệp của Tester trên “đường dài”.

Công việc Tester như là một công việc chuyên môn chuyên sâu hay

Điểm cuối cùng cần lưu ý là thật tiếc khi hiện nay vẫn còn một số người và thậm chí một số tổ chức vẫn cho rằng việc kiểm thử như là “kiểm thử là rất đơn giản, ai cũng có thể làm được”. Đúng vậy, bất kì ai cũng có thể  trở thành Tester, nhưng chỉ những người có tư duy đúng đắn mới có thể thành công và tiến bộ trong sự nghiệp của họ như là một “chuyên gia” Tester. Nhiều sinh viên mới ra trường tham gia vào lĩnh vực Tester như là một bước đệm để sau đó chuyển sang lĩnh vực phát triển phần mềm, trong khi những người khác chọn công việc Tester như là sự nghiệp của họ và họ vẫn tiếp tục trong lĩnh vực kiểm thử.

khoa hoc tester cho nguoi moi bat dau 4

Việc kiểm thử đòi hỏi rất nhiều kiến thức về kỹ thuật thiết kế kiểm thử để thiết kế được các trường hợp kiểm thử tốt qua đó chỉ ra những khuyết điểm trong phần mềm khi thực hiện các trường hợp kiểm thử. Ngoài ra việc kiểm thử đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy phân tích, sự tập trung và sẵn sáng khám phá.

Khi ngày càng nhiều công ty bắt đầu nhận thấy được những lợi ích của việc kiểm thử (kiểm thử sản phẩm của họ một cách kỹ lưỡng trước khi phát hành nhằm giảm thiểu chi phí sửa lỗi) nhu cầu ngày càng lớn sẽ cần tuyển dụng nhiều Tester ở cấp độ “chuyên gia”.

Xem thêm: Khóa học Tester cho người mới

Bình luận