NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hàm pop() trong JavaScript. Nếu như ở các ngôn ngữ lập trình khác, việc xoá phần tử ở cuối mảng chỉ cần giảm kích thước mảng đi 1. Trong JavaScript, bạn có thể dùng hàm pop() để thay thế việc này.
Định nghĩa hàm pop() trong JavaScript
Hàm pop() trong JavaScript được sử dụng để xoá phần tử nằm ở vị trí cuối cùng của mảng và trả về phần tử bị xoá đó.
Khác với hàm pop(), hàm shift() sẽ xoá phần tử trong mảng nhưng phần tử bị xoá sẽ là phần tử nằm ở vị trí đầu tiên của mảng.
Cú pháp hàm pop() trong JavaScript
Cú pháp:
array.pop()
Code language: CSS (css)
Trong đó:
Tham số | Mô tả |
array | Mảng cần xoá phần tử |
Ví dụ: Xoá 1 phần tử vào vị trí cuối cùng của mảng
let arr = [0, 1, 2, 3];
arr.pop();
console.log(arr); // [0, 1, 2]
Code language: JavaScript (javascript)
Trong ví dụ trên, câu lệnh arr.pop() xoá phần tử 3 vì nó là phần tử cuối cùng trong mảng.
Hàm pop() trả về độ dài mới của mảng.
let arr = [0, 1, 2, 3];
let newLength = arr.pop();
console.log(newLength); // 3
Code language: JavaScript (javascript)
Gán giá trị khi mảng rỗng
Bình thường, khi gán giá trị cho biến, hàm pop() sẽ trả về độ dài mới của mảng. Nhưng hãy chú ý đến ví dụ dưới đây:
let empty = [];
let popped = empty.pop();
console.log(popped); // undefined
Code language: JavaScript (javascript)
Trong ví dụ trên, chúng ta đang kiểm tra điều gì sẽ xảy ra nếu mảng đầu vào rỗng. Do đó, đầu tiên chúng ta khai báo một mảng với tên “empty” và không đưa vào bất kỳ phần tử nào. Tiếp theo, chúng ta sử dụng hàm pop() và gán đầu ra của nó cho một biến “popped”.
Biến này sau đó sẽ được hiển thị trong console. Khi chạy code, chúng ta có thể thấy rằng giá trị trong console là undefined.
Nếu bạn chưa nắm rõ về giá trị undefined, hãy xem bài viết Phân biệt Null, Undefined và NaN.
Sử dụng hàm pop() với các kiểu dữ liệu khác
Không chỉ dừng lại ở kiểu Number, hàm pop() còn được sử dụng ở bất cứ kiểu dữ liệu nào.
Ví dụ với kiểu String:
let animals = ["Dog", "Cat", "Cow", "Bear"];
let popped = animals.pop();
console.log(popped); // Bear
console.log(animals); // Dog, Cat, Cow
Code language: JavaScript (javascript)
Ví dụ với kiểu Object:
let students = [
{
name: "Tuan", age: 18
},
{
name: "Quang", age: 20
},
{
name: "Huyen", age: 17
}
];
let popped = students.pop();
console.log(popped); // { name: "Huyen", age: 17 }
console.log(students); // [{ name: "Tuan", age: 18}, { name: "Quang", age: 20 }]
Code language: JavaScript (javascript)
Kết hợp với hàm push()
let companies = [];
companies.push("Infosys");
companies.push("TCS");
companies.push("Toyota");
companies.push("Intel");
console.log("Total companies present in the array are: " + companies);
// Total companies present in the array are: Infosys, TCS, Toyota, Intel
companies.pop();
console.log("The companies present after popping are: " + companies);
// The companies present after popping are: Infosys, TCS, Toyota
companies.pop();
companies.pop();
console.log("The companies present after popping are: " + companies);
// The companies present after popping are: Infosys
Code language: JavaScript (javascript)
Hàm push() giúp thêm phần tử vào vị trí cuối cùng của mảng, hàm pop() thì ngược lại. Trong các bài toán thực tế, việc kết hợp sử dụng 2 hàm này thực sự phổ biến.
Kết luận
Hàm pop() trong JavaScript sẽ xoá phần tử nằm ở vị trí cuối cùng của mảng và trả về độ dài mới của mảng đó. Hãy ghi nhớ cách sử dụng của hàm này vì nếu bạn vẫn còn làm việc với JavaScript thì bạn sẽ sử dụng nó thường xuyên đấy. Cảm ơn bạn đã đọc!
Các bạn có thể tham khảo các bài viết hay về JavaScript tại đây.
Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.