NỘI DUNG BÀI VIẾT
Computer Science là gì?
Computer Science là gì? – Computer Science được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là Khoa học máy tính, là một ngành học, trong đó nó nghiên cứu về tất cả những gì liên quan về cấu trúc máy tính (bao gồm tất cả các lý thuyết, cơ sở lý luận về ứng dụng, thông tin, tính toán, thực thành của hệ thống máy tính), nghiên cứu về môi trường ngoại mạng, môi trường web.
Ngoài ra ngành học này cũng có liên quan đến các hệ điều hành hay bộ xử lý thông tin & dữ liệu, ngôn ngữ lập trình cho cả phần cứng và phần mềm. Xa hơn một chút, Khoa học máy tính nghiên cứu cả về trí tuệ nhân tạo AI, vấn đề bảo mật và an toàn cho máy tính, thiết kế ứng dụng, phát triển ứng dụng…
Có thể nói Khoa học máy tính là phương thức mà con người tạo ra với mục đích dùng để tiếp cận với nền khoa học thực tiễn để có thể tính toán cấu trúc, biểu hiện, thuật toán cơ bản và đưa ra số liệu chính xác cho việc nghiên cứu tính khả thi.
Để hiểu theo cách đơn giản, xúc tích nhất thì Khoa học máy tính là ngành nghiên cứu về tất cả các loại thuật toán, hệ thống tính toán. Khoa học máy tính không chuyên về bất kỳ loại ngôn ngữ nào vì chính Khoa học máy tính đã tạo ra quy tắc của các loại ngôn ngữ…
Ngành Khoa học máy tính rất rộng lớn, nó bao gồm nhiều ngành nhỏ như: Lập trình Kinh doanh, Lập trình Khoa học, Lập trình Cơ sở dữ liệu, Lập trình Hệ thống, Lập trình cho Internet, Bảo mật và Khôi phục, đây là các ngành chuyên về thuật toán ngôn ngữ và các hệ thống.
Ngoài ra cũng có một số ngành chuyên về ứng dụng thực tiễn như Đồ họa máy tính, ngành tương tác người-máy…tất cả những ngành này đều có điểm chung là đều liên quan đến công nghệ.
Đây cũng được coi là ngành cơ bản, cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc để có thể lấn sâu vào các chuyên ngành học được liệt kê ở trên.
Phân biệt giữa Computer Science và IT
Trên thực tế có rất nhiều người lẫn lộn giữa Computer Science và IT, hoặc cũng có người cho rằng Computer Science, IT là một. Hơn cả thế, mọi người đôi khi còn lẫn lộn giữa Computer Science, IT và CE (Computer Engineering – Kỹ thuật máy tính), vậy sự khác nhau giữa những ngành đó là gì?
Vai trò Computer Science là gì?
Công việc chính của các Computer Science là nghiên cứu, khai thác sâu về Khoa học máy tính, các nhà khoa học sẽ chỉ tập trung vào việc phân tích, giải quyết các vấn đề xoay quanh chương trình máy tính.
Họ sẽ dựa vào cấu trúc dữ liệu, thuật toán, thậm chí họ còn vận dụng cả toán cao cấp, đại số tuyến tính, mã máy, các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau để có thể tạo ra được các sản phẩm/phương pháp mới giúp cải thiện hệ sinh thái công nghệ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, với xã hội hiện đại cùng nền công nghệ 4.0 thì việc Computer Science là gì? nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý phát triển đặc biệt hơn những ngành khác cũng là điều dễ hiểu.
Vai trò IT là gì?
Còn đối với ngành Công nghệ thông tin (còn được gọi là hệ thống thông tin), ngược lại so với ngành Khoa học máy tính, ngành IT không khai thác sâu về công nghệ hay Khoa học máy tính mà nó sử dụng công nghệ để phục vụ cho một mục đích công nghệ khác, hoàn thành thực hiện các nhiệm vụ, thao tác được ấn định.
Các sản phẩm của IT gồm các hệ điều hành, phần mềm, ứng dụng được tạo ra để phục vụ, hỗ trợ, giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ.
Một điểm khác biệt nữa giữa Computer Science là IT không chỉ cặm cụi nghiên cứu mà đôi khi còn phải đi gặp và tương tác với khách hàng, đồng nghiệp. Đối với các vấn đề công nghệ cần được giải quyết, họ sẽ là người đưa ra ý kiến, giải thích sao cho có thể giải quyết được tình trạng vấn đề theo cách khả thi nhất.
Đối với các sinh viên theo ngành IT, thông thường sẽ được làm quen với IT bằng cách “ăn nằm” với các thể loại lý thuyết toán cơ bản đến nâng cao và cao cấp, tìm hiểu về dữ liệu chuyên sâu, mạng…
Học Computer Science xong ra làm nghề gì?
Những ngành nghề liên quan đến Computer Science khá nhiều, bao gồm các ngành liên quan đến IT. Sau đây TopDev xin liệt kê một vài ngành nghề tiêu biểu và nổi bật liên quan đến Computer Science như:
Kỹ sư phần mềm – Software engineer
Kỹ sư phần mềm có chức năng vai trò quan trọng trong việc xây dựng về khía cạnh kỹ thuật trong 1 quy trình tạo ra phần mềm. Khác hẳn với nhà phát triển phần mềm, các nhà phát triển phần mềm sẽ không thao tác quá nhiều vào khía cạnh kỹ thuật trước khi phần mềm được tạo ra.
Kỹ sư phần mềm đôi khi cũng sẽ đảm nhiệm được vai trò của nhà phát triển phần mềm, nhưng ngược lại, nhà phát triển phần mềm thì chưa chắc có thể đảm nhiệm được vị trí của kỹ sư phần mềm.
Phân tích dữ liệu – Data Analytics
Người đảm nhiệm vị trí này sẽ là người có nhiều kỹ năng quan sát, đánh giá, tư duy logic và phân tích sâu một dữ liệu nào đó, từ đó đưa ra những phán đoán chính xác. Đồng thời các nhà phân tích dữ liệu còn phải có khả năng ăn nói, trình bày, thuyết trình lưu loát để có thể trình bày cho người chịu trách nhiệm tuyến trên.
Nhà phát triển App – Applications software developer
Đây là nghề khá hot trong giới lập trình viên trẻ ngày nay vì không những có mức lương cao mà hiện tại các app cũng được phát triển khá mạnh mẽ với nhiều tính năng khác nhau từ app game đến các app phục vụ cho đời sống, các app mạng xã hội… chính vì thế nghề phát triển App có tiềm năng phát triển rất lớn.
Để có thể phát triển, duy trì ứng dụng và dựng lên một ứng dụng hay phần mềm nào thì cũng cần có tư duy sáng tạo. Có hàng trăm, hàng ngàn ứng dụng được tạo ra và được ra mắt trong các store nhưng vẫn bị flop, không ai quan tâm, nhưng cũng không vì thế mà ngành này bị mai một mà còn ngày càng được nguồn nhân lực trẻ tuổi quan tâm nhiều hơn.
Kỹ sư hệ thống – Systems engineer
Các hẳn những hệ điều hành nổi tiếng như Microsoft Windows, Android,iOS hay Linux đã không còn gì quá xa lạ với chúng ta trong xã hội 4.0 như hiện nay. Thực chất, không phải ngành nghề nào khác mà nghề Kỹ sư hệ thống là nghề đã tạo ra những sản phẩm bất hữu đó.
Những vị Kỹ sư này sẽ giữ vai trò vị trí chủ chốt trong việc thiết kế và xây dựng toàn hệ thống của một dự án nào đó mà chỉ cần thiết bị điện tử của bạn có mạng là sẽ sử dụng được ví dụ như laptop, thiết bị điện thoại di động, hệ thống xe hơi tiên tiến…
Nhà phát triển web – Web developer
Đừng nhầm lẫn giữa nhà phát triển web và nhà thiết kế đồ họa nhé, bản chất và vai trò của 2 vị trí này rất khác nhau nhưng lại bị mọi người nhầm lẫn. Thế mạnh của một nhà thiết kế đồ họa là tính sáng tạo, và vai trò của họ sẽ là những người sản xuất ra các hình ảnh đẹp mắt được hiển thị trên các trang web.
Còn vai trò của một nhà phát triển web chính là sử dụng các ngôn ngữ lập trình, mã lập trình để viết lên các tính năng, thuộc tính của trang web. Họ sẽ phải tích hợp giữa việc lập trình đồ họa, video, âm thanh… trong một trang web lại với nhau.
Chuyên viên Công nghệ thông tin – IT
Như đã nói ở trên, ngành Khoa học máy tính bao phủ khá rộng, nó thậm chí còn có vai trò của các chuyên viên IT như:
Phân tích an ninh thông tin
Vai trò của nghề này giống với chức danh của nó, những người theo nghề này sẽ nhận lấy trách nhiệm như một bảo an, bảo vệ, họ có chức năng giám sát và giữ an toàn cho bộ phận mạng lưới mạng.
Có nghĩa là họ phải giữ trật tự an ninh mạng, phân tích an ninh mạng, tìm lỗi bugs của hệ thống để kịp thời sửa chữa không để cho các hacker (kẻ xấu) ăn cắp thông tin, làm rò rỉ thông tin…
Chính vì thế mà họ có một vai trò khá quan trọng trong các tổ chức lớn, có nhu cầu bảo mật thông tin cao như Chính phủ, ngân hàng..
Kỹ sư kiến trúc
Công việc của kỹ sư kiến trúc trong Khoa học máy tính khác xa các kỹ sư kiến trúc xây nhà như bạn từng biết đấy! Đừng nhầm lẫn nhé! Vai trò của các vị kỹ sư này là thực hiện việc thiết kế đồng thời xây dựng dữ liệu trên mạng truyền thông. Các mạng truyền thông điển hình như mạng truyền thông WAN (diện rộng), LAN (cục bộ), nội bộ…
Chuyên gia hỗ trợ máy tính
Nghe thì có vẻ đây chỉ là một công việc đảm nhận một vai trò đơn giản, đó là ‘hỗ trợ’. Tuy nhiên, để có thể làm được công việc hỗ trợ này, các chuyên gia hỗ trợ cần phải có kiến thức rộng và gần như là bao trùm trên diện rộng để có thể hỗ trợ hiệu quả hơn.
Công việc này của họ không cần có chuyên môn quá cao nhưng nhất thiết phải có kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Các công việc thường thấy ở các chuyên gia hỗ trợ là khắc phục sự cố, trả lời thắc mắc, tư vấn và dĩ nhiên là không thể thiếu việc hỗ trợ.
Quản trị hệ thống
Các quản trị viên hệ thống có nghĩa vụ quản lý, bảo trì và coi sóc chất lượng hoạt động của hệ thống mạng (mạng diện rộng, cục bộ,…) của doanh nghiệp/ tổ chức.
Những nghề vừa được liệt kê trên tuy chỉ là một góc nhỏ liên quan đến ngành Computer Science nhưng các nghề trên có vai trò khá đặc thù và quan trọng trong từng doanh nghiệp, tổ chức.
Mức lương của ngành có Computer Science cao không?
Một trong những lý do khiến ngành nghề này trở thành ngành “hot hit” trong mắt giới trẻ hiện tại 1 phần cũng là do mức lương trung bình của ngành này khá nhỉnh hơn so với các ngành nghề khác. Với mỗi level khác nhau, mức lương trung bình của vị trí này cũng khác nhau 1 chút!
Computer Science level Fresher
Đối với các “nai tơ” mới vừa ra trường, mức lương giao động rơi vào khoảng từ 10 triệu trở lên tùy vào tiềm năng phát triển của bản thân bạn mà mức lương cũng có thể lên đến 12 – 15 triệu. Đây là một mức lương đáng mong đợi cho vị trí nhân viên mới ra trường, mức lương này cao gấp 2 lần đối với các ngành khác.
Computer Science level Junior
Đối với Computer Science level Junior thì họ đã có những kinh nghiệm làm việc nhất định tuy thời gian không lâu (level Junior: từ 1 – 3 năm làm việc). Đối với những trường hợp tuyển dụng như thế này thì còn tùy nào kinh nghiệm, thành tựu, khối lượng công việc, chuyên môn, sở trường mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc trước đó, khả năng phát triển trong tương lai mà mức lương sẽ giao động từ hơn 18 – 22 triệu/ tháng. Đây được xem là mức lương khá hấp dẫn tại thị trường lao động của nước ta.
Computer Science level Senior
Với một Computer Science có kinh nghiệm đầy mình ở level Senior (kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở lên) thì có mức lương trung bình khá vượt trội. Với mức lương cao như thế này, có thể xem đây là mức cao nhất so với mặt bằng chung các level Senior có thể đạt được.
Mức lương trung bình cho vị trí Computer Science level Senior giao động từ khoảng trên 200 triệu/ tháng. Số lương này sẽ ngày tăng lên tùy theo nhiệm vụ mà họ đảm nhận, độ khó của dự án, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm tại công ty. Với thời gian làm việc trên 3 năm tại một công ty tại vị trí Computer Science, chắc hẳn sẽ có chỗ đứng và tiếng nói và vị trí nhất định trong team, đôi khi sẽ còn kiêm luôn cả chức năng đào tạo, training nhân viên mới.
Chính vì thế mức lương 200 triệu/ tháng cho vị trí Computer Science level Senior là không ngoa 1 chút nào!
Tổng kết Computer Science là gì?
Tuy đây là một ngành nghề đa dạng và có mức lương cao, nhưng nó cũng đòi hỏi người lao động có lượng kiến thức và tư duy logic khá cao. Thực tế, không phải ai cũng đủ yêu cầu và có đam mê kiên trì theo đuổi ngành. Rất nhiều bạn trẻ đã đứt gánh giữa đường hoặc làm trái nghề vì cảm thấy “chúng ta không thuộc về nhau”. Vì là một ngành đòi hỏi kỹ năng và logic khá cao, nên các bạn hãy cân nhắc khi chọn ngành học cho phù hợp nhé!
4 khóa học Computer Science miễn phí và tính phí
Khóa học từ Harvard
Với khóa học CS50 của Harvard, ngoài những kiến thức chuyên môn về Computer Science thì bạn còn có thể học thêm nhiều kiến thức chuyên sâu xoanh quanh thuật toán, các vấn đề về lập trình, cấu trúc dữ liệu, bảo mật, Công nghệ phần mềm, phát triển web, data, các loai ngôn ngữ như CSS, HTML, PHP, JavaScript, C#…
Ngoài ra khóa học này còn mang đến những giá trị bổ ích hơn, đó là cộng đồng IT, có cùng ngành nghề, kiến thức, đam mê, trình đồ và trải nghiệm có thể cùng bạn chia sẻ về những khó khăn của ngành.
Link tham khảo: CS50: Introduction to Computer Science
Khóa học từ EdX
Đây là một khóa học riêng biệt cung cấp các kiến thức liên quan đến Máy tính và Lập trình. Khóa học bao gồm các chủ đề sau (sử dụng ngôn ngữ lập trình Python): Hệ thống số, Kiểu dữ liệu số và biểu thức số học, Câu lệnh phân nhánh, Câu lệnh lặp lại [Vòng lặp], Chức năng…
Link tham khảo: Basics of Computing and Programming
Khóa học từ Udemy (Có tính phí)
Khóa học “CS101 Bootcamp: Giới thiệu về Khoa học Máy tính & Phần mềm” là một khóa học / bootcamp về Khoa học Máy tính và lập trình phần mềm cho bất kỳ ai chưa có kiến thức kỹ thuật về Khoa học Máy tính. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính cũng đủ để bạn tham gia khóa học kéo dài 2 giờ này và khám phá các kiến thức cơ bản về Khoa học máy tính và lập trình phần mềm, cũng như các chủ đề cập nhật và mới nhất xu hướng công nghệ trong Khoa học máy tính.
Link tham khảo: CS101 Bootcamp: Introduction to Computer Science & Software
Khóa học từ Coursera (Có tính phí)
Coursera cung cấp các khóa học về Khoa học Máy tính cho từng cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Các khóa học riêng lẻ với các ngôn ngữ phổ biến như html và css, Javascript, lập trình hướng đối tượng trong Java và Angular.js, lập trình Python, Scala , Linux và Ruby On Rail rất đa dạng, tùy theo nhu cầu mà bạn có thể chọn cho mình một khóa học riêng lẻ nhưng vẫn phù hợp với nhu cầu.
Khi bạn đã nắm được kiến thức cơ bản về lập trình bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ, bạn có thể tiếp tục các khóa học nâng cao hơn cho phép bạn sử dụng các kỹ năng đã học này để nâng sự nghiệp của bạn lên một tầm cao mới.
Ngoài các khóa học trực tuyến, Coursera cung cấp các Dự án có hướng dẫn ngắn hạn để bạn trau dồi kỹ năng Khoa học Máy tính của bạn.
Link tham khảo: Computer Science
Các bạn có thể tham khảo các bài viết hay về JavaScript tại đây.
Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.