Biến so sánh trong JavaScript

Biến so sánh trong JavaScript

Biến so sánh trong JavaScript

Có người vẫn nói vui rằng JavaScript là “The World’s Most Misunderstood Programming Language”, bởi có rất nhiều lập trình viên Web vẫn đang làm việc, thậm chí là làm việc rất nhiều, và rất tốt với JavaScript nhưng lại không thể hiểu rõ căn bản của nó.

JavaScript quả thật tuy là gần gũi, quen thuộc thật đấy nhưng đôi khi lại rất xa lạ với chúng ta ở vài mặt nào đó. Bài viết này xin được giới thiệu về một trong những mặt có phần “xa lạ” đó của JavaScript.

Trước tiên, mình xin có một vài câu đố nhỏ cho các bạn. Câu hỏi rất đơn giản thôi: “Các phép toán dưới đây trả về true hay false“.

Bạn có thể kiểm tra câu trả lời một cách dễ dàng bằng cách mở console của trình duyệt lên và gõ câu lệnh vào đó, hoặc xem ở cuối bài viết này.

false == false // It will return true. Too easy, right ? :D

// But how about the following ? TRUE or FALSE ?
// Các phép so sánh sau trả về true hay false
null == undefined
null == false
undefined == false
NaN == NaN
NaN == false
NaN == true
63 == false
63 == true
0 == false
"63" == true
"63" == false
"0" == true
"0" == false
!"0" == !false
"" == false
[] == ""
[] == false
[] == "0"
[] == 0
[] == ![]
"0" == !"0"
0 == {}
[1] < 2

// Initialize variables - Khởi tạo biến
a = {}
b = {}
// TRUE or FALSE ? Các phép so sánh sau trả về TRUE hay FALSE ?
a < b
a > b
a == b
a <= b
a >= b
Code language: JavaScript (javascript)

Nếu bạn có thể trả lời đúng hết, và hiểu được bản chất tại sao nó lại như vậy thì có lẽ bạn cũng đã nắm rõ hết được những gì mà bài viết này đề sẽ cập đến rồi.

Còn ngược lại, hãy dành chút thời gian để đọc và tìm hiểu về những điều sẽ được giới thiệu dưới đây, và bạn sẽ tự tìm được lời giải thích cho từng đáp án.

Let’s start! (honho)

Variable Types

Để trả lời được những câu hỏi trên thì trước hết ta cần phải tìm hiểu và nắm rõ được về những kiểu giá trị có trong Javascipt.

Các kiểu giá trị trong JavaScript

Trong Javascript phiên bản ES5.1, phiên bản mới nhất tính đến thời điểm thực hiện bài viết này 5/2015, có những kiểu giá trị sau:

  • boolean
  • null
  • undefined
  • string
  • number
  • object

(Ngoài ra còn một kiểu giá trị nữa, sẽ được đưa vào phiên bản tiếp theo của Javascript (ES6), đó là symbol)

Tất các các kiểu dữ liệu khác Object được gọi là giá trị “nguyên thủy”, Primitive.

Một số điều cần lưu ý:

  • Kiểu Boolean gồm 2 giá trị là true và false.
  • Kiểu Null chỉ gồm duy nhất một giá trị là null.
  • Kiểu Undefined chỉ gồm duy nhất một giá trị là undefined.

Như đã biết thì để so sánh “bằng” trong Javascript, ta có thể dùng == và ===.

===Strict Comparison hay Strict Equal, sẽ so sánh cả kiểu giá trị của 2 bên. Nếu 2 bên có kiểu giá trị khác nhau thì phép toán sẽ trả về giá trị false. Phép toán === là rất minh bạch và dễ sử dụng, ít gây hiểu nhầm hay khó khăn gì cho lập trình viên.

Còn phép so sánh ==Loose Comparison hay Loose Equal, thì sẽ tìm cách đưa một trong 2 bên về cùng kiểu giá trị với bên kia rồi thực hiện phép so sánh.

Có rất nhiều cách để ép một giá trị từ kiểu này về kiểu kia, một trong những cách đơn giản nhất là sử dụng các hàm có sẵn của Javascript là Boolean, String, Number, Object …

Boolean(1) // true
String(null) // "null"
Number("10.3") // 10.3
Number("1string") // NaN
String([1, 2, "string"]) // "1,2,string"
Code language: JavaScript (javascript)

Những giá trị được coi là false

Đó là những giá trị khi được ép về kiểu Boolean sẽ cho giá trị là false. Bao gồm:

  • false
  • undefined
  • null
  • 0 (Gồm cả +0 và -0)
  • NaN (Not A Number)
  • "" (Empty String)

Vậy những giá trị nào khi ép về kiểu Boolean sẽ cho giá trị là true ?

Câu trả lời rất đơn giản: những giá trị không nằm trong list các giá trị đã kể ở phía trên (tức là ngoài falseundefinednull0NaN và "" ra).

true or not true?

Trong các phép toán điều kiện như ifelsewhen … , nếu không sử dụng các toán tử so sánh, mà chỉ có biến số hay giá trị ở trong đó thì nó sẽ được ép về kiểu boolean, ví dụ:

if (null) {
    // It will not reach here
} else if (0) {
    // It will not reach here
} else if ("") {
    // It will not reach here
} else if (1) {
    // REACH here
}
Code language: JavaScript (javascript)

Đến đây, hãy nhìn lại list các câu hỏi được đưa ra ở đầu bài một chút. Ta có phép toán "0" == true chẳng hạn.

Hãy so sánh 2 trường hợp sau nhé:

if ("0") {
    // It WILL reach here
}

if ("0" == true) {
    // It will NOT reach here
}
Code language: PHP (php)

Vâng, một cái bẫy mà Javascript đã giăng ra dành cho các lập trình viên mà không phải ai cũng biết, và có thể đã mắc phải mà không hề hay. "0" cho giá trị Boolean là true, nhưng lại trả về false trong phép so sánh == với true.

Vậy đâu là nguyên nhân, hãy tìm hiểu các quy tắc trong phép so sánh ở phần dưới đây.

Loose Comparisons

Một số quy tắc

Khi thực hiện so sánh bằng phép toán ==, trong trường hợp 2 vế có giá trị thuộc những kiểu khác nhau thì sẽ có một số các quy tắc sau được áp dụng.

Việc suy nghĩ cả 2 vế đều được ép về kiểu Boolean và so sánh 2 giá trị Boolean là một sai lầm.

  • null chỉ == chính nó hoặc undefined và ngược lại. Từ quy tắc này ta thấy được phép toán null == false hay undefined == false sẽ trả về false!
  • Khi so sánh một String với một Number thì giá trị String sẽ bị ép về kiểu Number để so sánh.
  • Khi so sánh một giá trị thuộc kiểu Boolean với một giá trị thuộc kiểu khác thì giá trị thuộc kiểu Boolean sẽ được ép về kiểu Number để so sánh.
  • Giá trị true sẽ được ép thành 1, giá trị false sẽ được ép thành 0.
  • Trở lại với ví dụ là phép toán "0" == true. Đầu tiên true sẽ được chuyển thành 1, phép toán trở thành "0" == 1.
  • Tiếp đến String "0" được ép về kiểu Number thành 0 để ta có được phép toán 0 == 1. Rõ ràng nó sẽ trả về false.
    Vậy "0" có giá trị Boolean là true, nhưng phép toán "0" == true sẽ trả về false.
  • Khi so sánh một biến có kiểu Object với một biến không phải là Object (tức một giá trị thuộc nhóm Primitive: booleannumberstringnullundefined) thì giá trị của Object sẽ là giá trị trả về của hàm valueOf, nếu nó là Primitive.
  • Ngược lại, nếu hàm valueOf không được định nghĩa, hoặc nó trả về giá trị không phải là Primitive, thì giá trị của Object sẽ là giá trị trả về từ hàm toString.
  • Nếu hàm toString cũng trả về một giá trị không phải là Primitive thì sẽ xảy ra lỗi TypeError
[63] == "63" // true
[3, 10] == "3,10" // true

var num = {
    valueOf: function () {
        return 1;
    },
    toString: function () {
        return "2";
    }
};
num == "1" // true
num == 2 // false

var num = {
    valueOf: function () {
        return [1];
    },
    toString: function () {
        return 2;
    }
};
num == "1" // false
num == 2 // true

var num = {
    valueOf: function () {
        return [1];
    },
    toString: function () {
        return [2];
    }
};
num == "1" // TypeError: Cannot convert object to primitive value
Code language: JavaScript (javascript)
  • Hai biến cùng thuộc loại Object chỉ bằng nhau nếu chúng cùng trỏ đến một Object.
[1] == [1] // false
{a: 1} == {a: 1} // false

var x = [1];
var y = [1];
x == y // false

var x = y = [1];
x == y // true

var x = {a: 1};
var y = x;
x == y // true
Code language: JavaScript (javascript)

Một số chú ý

  • NaN không bằng chính nó. Phép toán NaN == NaN hay NaN === NaN đều trả về false. NaN được thiết kế để mọi phép so sánh ==><>=<=, với NaN đều trả về false. Chỉ có phép so sánh != là trả về true mà thôi.
  • Trong phép toán ép kiểu về String thì null sẽ thành "null"undefined sẽ thành "undefined"false sẽ thành "false" còn true sẽ thành "true".
  • Tuy nhiên, nếu undefined hay null nằm trong một mảng thì chúng sẽ được chuyển về thành xâu rỗng. (facepalm)
String(null) // "null"
String([null]) // ""
[null, undefined] == "," // true
[null] == 0 // true
[undefined] == 0 // true
Code language: JavaScript (javascript)
  • Trong phép toán ép kiểu về Number thì null sẽ thành 0undefined sẽ thành NaN.
  • Phép phủ định ! của một biến, hay một giá trị sẽ ép kiểu biến hay giá trị đó về Boolean trước, sau đó sẽ lấy phủ định. Từ đó ta có !0 sẽ là true, còn !"0" sẽ là false. Dựa vào tính chất này, ta có thêm một cách đơn giản để check xem một giá trị có Boolean là true hay false, đó là dùng phép ! 2 lần. Ví dụ:
!!0 //false
!!"0" // true
!![] // true
!!{} // true
Code language: JavaScript (javascript)
  • Phép toán >= thực sự là một cái bẫy nữa. Như trong tiếng Việt thì ta sẽ gọi đó là phép toán lớn hơn hoặc bằng, tuy nhiên thực tế Javascript lại không dịch như vậy, nó hiểu >= là phép toán không nhỏ hơn.
  • Tức phép toán a >= b không phải tương đương với a > b || a == b, mà nó tương đương với !(a < b) 

The Answers

Dưới đây là đáp án cho những câu hỏi được đưa ra ở đầu bài viết.

Nếu bạn đã đọc hết phần phía trên rồi thì chắc có thể hiểu được tại sao nó lại ra được đáp án như dưới đây. Còn nếu có câu nào mà bạn vẫn chưa hiểu được nguyên nhân thì điều đó có nghĩa là bạn đã bỏ sót điều gì đó rồi đấy, kéo lên đọc lại thôi (honho)

Nếu có thắc mắc gì hãy để lại tin nhắn ở phần comment nhé.

false == false // It will return true. Too easy, right ? :D

// But how about the following ? TRUE or FALSE ?
// Các phép so sánh sau trả về true hay false
null == undefined // true
null == false // false
undefined == false // false
NaN == NaN // false
NaN == false // false
NaN == true // false
63 == false  // false
63 == true  // false
0 == false // true
"63" == true // false
"63" == false // false
"0" == true // false
"0" == false // true
!"0" == !false // false
"" == false // true
[] == "" // true
[] == false // true
[] == "0" // false
[] == 0 // true
[] == ![] // true
"0" == !"0" // true
0 == {} // false
[1] < 2 // true

// Initialize variables - Khởi tạo biến
a = {}
b = {}
// TRUE or FALSE ? Các phép so sánh sau trả về TRUE hay FALSE ?
a < b // false
a > b // false
a == b // false
a <= b // true
a >= b // trueCode language: JavaScript (javascript)

Nguồn: https://viblo.asia/p/variables-comparison-in-javascript-3ZabG9QwGzY6

Các bạn có thể tham khảo các bài viết hay về JavaScript tại đây.


Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *