Arrow Function là gì

Arrow Function là gì?

1. Giới thiệu

Arrow function là một trong những tính năng mới rất hay của ES6. Việc sử dụng đúng cách arrow function giúp code trở nên ngắn gọn và dễ hiểu hơn. Vì vậy, trong bài viết này mình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về arrow function trong JavaScript, cũng như biết cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng nó. Arrow function được định nghĩa là:

Arrow function – also called “fat arrow” function, from CoffeeScript (a transcompiled language) — are a more concise syntax for writing function expressions.

Nghĩa là: Hàm mũi tên – hay còn gọi là hàm “mũi tên béo”, từ CoffeeScript (một ngôn ngữ được biên dịch) – là một cú pháp ngắn gọn hơn để viết các biểu thức hàm.

2. Cách sử dụng Arrow Function

Cú pháp cơ bản với nhiều tham số

// ES5
var multiTestEs5 = function(a, b) {
  return a * b;
};

// ES6
const multiTestEs6 = (a, b) => { return a * b };Code language: JavaScript (javascript)

Cú pháp cơ bản với một tham số

// ES5
var phraseSplitterEs5 = function phraseSplitter(phrase) {
  return phrase.split(' ');
};

// ES6
const phraseSplitterEs6 = phrase => phrase.split(" ");

console.log(phraseSplitterEs6("Coding Bootcamp"));  // ["Coding ", "Bootcamp"]Code language: JavaScript (javascript)

Arrow function đúng như những gì mà người ta nói về nó. Sử dụng Arrow function giải quyết bài toán với một tham số, code khá là gọn, đơn giản và dễ hiểu.

Không có tham số

// ES5
var docLogEs5 = function docLog() {
    console.log(document);
};

// ES6
var docLogEs6 = () => { console.log(document); };
docLogEs6();Code language: JavaScript (javascript)

Cú pháp Object literals

//ES5
var setNameIdsEs5 = function setNameIds(id, name) {
  return {
    id: id,
    name: name
  };
};

// ES6
var setNameIdsEs6 = (id, name) => ({ id: id, name: name });

console.log(setNameIdsEs6 (4, "Van Quy"));   // Object {id: 4, name: "Van Quy"}Code language: JavaScript (javascript)

Promise và Callback

// ES5
aAsync().then(function() {
  returnbAsync();
}).then(function() {
  returncAsync();
}).done(function() {
  finish();
});

// ES6
aAsync().then(() => bAsync()).then(() => cAsync()).done(() => finish);Code language: JavaScript (javascript)

Có thể thấy rõ với Promises and Callbacks khi sử dụng arrow function, thay vì phải viết quá nhiều function() giờ chỉ cần viết () => là đủ rồi =))

3. Những điều cần chú ý khi sử dụng Arrow Function

Qua các cách sử dụng ở trên chúng ta thấy được Arrow function ngắn gọn, dễ hiểu. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sử dụng tùy tiện được. Dưới đây là một vài trường hợp không nên sử dụng Arrow function.

Click handle

Đầu tiên. mình có một button lớn, có thể đặt tên cho nó là “push me”:

<button id="pushy">Push me</button>

<style>
    button { font-size: 100px; }
    .on { background: #ffc600; }
</style>Code language: HTML, XML (xml)

Khi ai đó click vào nút, mình muốn nút này chuyển (thay đổi) class thành on và nút sẽ chuyển sang màu vàng.

const button = document.querySelector('#pushy');
button.addEventListener('click', () => {
    this.classList.toggle('on');
});Code language: JavaScript (javascript)

Nhưng nếu bạn click vào nút này thì bạn sẽ nhận được lỗi trả về là:

Uncaught TypeError: Cannot read property 'toggle' of undefinedCode language: JavaScript (javascript)

Vậy điều này có nghĩa là gì? this trong trường hợp này, nó là thuộc tính window của trình duyệt. Bạn có thể sử dụng console.log để confirm nó.

const button = document.querySelector('#pushy');
button.addEventListener('click', () => {
    console.log(this); // Window!
    this.classList.toggle('on');
});Code language: JavaScript (javascript)

Hãy nhớ rằng: Chúng ta đang nói về việc sử dụng Arrow functions, vậy nên this không bị ràng buộc bởi button này. Ngược lại, nếu chúng ta sử dụng function thông thường, this sẽ bị ràng buộc vào button mà bạn click vào đó.

const button = document.querySelector('#pushy');
button.addEventListener('click', function() {
    console.log(this);
    this.classList.toggle('on');
});Code language: JavaScript (javascript)

Hiển nhiên khi console.log(this) kết quả trả về chính là button mà chúng ta vừa click, và button ban đầu sẽ chuyển sang màu vàng như ý muốn.

Object Methods

Kết thúc ví dụ về Click handle ở trên, tiếp đến chúng ta sẽ đi làm một ví dụ về object methods. Trước tiên, chúng ta cần một method để bind(ràng buộc) một object.

const person = {
    points: 23,
    score: () => {
        this.points++;
    }
}Code language: JavaScript (javascript)

Giả sử chúng ta có một object là person. Chúng ta có một method được gọi là score và có thể gọi nó ra bằng person.scorescore có sẽ tăng dần points tùy vào số lần nó được run và points hiện tại là 23.

Khi sử dụng arrow function dù có run person.score bao nhiêu lần đi chăng nữa, points vẫn chỉ dừng lại ở con số 23.

Tại sao vậy???

Khi sử dụng arrow function this không bị ràng buộc bởi thứ gì cả. Nó chỉ kế thừa từ phạm vi cha mà trong trường hợp này là window.

Và khi dùng function thông thường nếu chúng ta chạy person.score(); , trong một vài lần, points sẽ có giá trị > 23.

Bởi vậy chúng ta không nên dùng arrow function trong trường hợp này:

const person = {
    points: 23,
    score: function()  {
        this.points++;
    }
}Code language: JavaScript (javascript)

Prototype Methods

Sau khi dừng lại 2 ví dụ ở trên, chắc rằng chúng ta cũng đã có thêm được những lưu ý cần thiết khi sử dụng arrow function rồi đúng không nhỉ! Tại ví dụ tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về prototype methods để có thêm cái nhìn rõ nét hơn.

class Car {
    constructor(make, colour) {
        this.make = make;
        this.colour = colour;
    }
}Code language: JavaScript (javascript)

Ở ví dụ này, chúng ta khởi tạo một class là car. Và để thêm các new Car ta sử dụng:

const beemer = new Car('BMW', 'blue');
const subie = new Car('Subaru', 'white');Code language: JavaScript (javascript)

Dễ dàng nhận thấy rằng đã có subie là một Car {make: “Subaru”, colour: “white”}, và beemer là một Car {make: “BMW”, colour: “blue”}. Sau đó thử thêm một prototype method:

Car.prototype.summarize = () => {
    return `This car is a ${this.make} in the colour ${this.colour}`;  
};Code language: JavaScript (javascript)

Sau tất cả những gì chúng ta đã tạo ra, chúng ta có thể thêm được tất cả các methods vào tất cả chúng. Bởi vậy Car.prototype.summarize được thiết lập, vì vậy hãy viết vào console subie.summarize

Trường hợp này khi sử dụng arrow function this.car trả về undefined và this.colour cũng trả về undefined.

Bạn phải sử dụng this trong một function thông thường:

Car.prototype.summarize = function() {
    return `This car is a ${this.make} in the colour ${this.colour}`;  
};Code language: JavaScript (javascript)

Kết luận

  • Arrow function với cú pháp rút gọn, dễ hiểu là sự chọn lựa thông minh cho coder.
  • Arrow function không ràng buộc this.

Tham khảo:

https://developer.mozilla.org/en-US/docs/Web/JavaScript/Reference/Functions/Arrow_functions

https://www.sitepoint.com/es6-arrow-functions-new-fat-concise-syntax-javascript/

https://www.sitepoint.com/es6-arrow-functions-new-fat-concise-syntax-javascript/

Các bạn có thể tham khảo các bài viết hay về JavaScript tại đây.


Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.

Bình luận