NỘI DUNG BÀI VIẾT
Ở các bài viết trước, chúng ta đã cùng với nhau tìm hiểu hai câu lệnh điều kiện căn bản trong JavaScript là If – else và Switch – case. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một cách nữa, đó là toán tử ba ngôi (Ternary Operator) trong JavaScript.
Cú pháp toán tử ba ngôi
variable_name = (condition) ? value1 : value2
Nếu condition nó là đúng (hay là true) thì toán tử sẽ trả về value 1 còn nếu là sai (hay là false) thì nó sẽ trả về giá trị của value 2
Nếu như trước đây khi phải sử dụng với if – else ta sẽ có như thế này:
var exp = 3;
var salary;
if (exp > 3) {
salary = 1000;
} else {
salary = 500;
}
console.log(salary) // 500
Code language: JavaScript (javascript)
Thì bây giờ chỉ còn:
var exp = 1;
var salary = exp > 3 ? 1000 : 500;
console.log(salary) // 500
// Nếu exp có giá trị là null hoặc undefined thì sẽ gán giá trị
// cho biến salary là "null or undefined"
Code language: JavaScript (javascript)
Nếu các bạn chưa hiểu rõ null và undefined là gì, hãy xem bài viết này: Phân biệt Null, Undefined và NaN.
Điều kiện nối tiếp (Conditional chains)
Toán tử điều kiện tuân theo suy dẫn phải, tức là nó có thể được gọi “nối tiếp” theo cách sau đây, tương tự như với If – else If – else If – else nối tiếp nhau:
Nếu như trước đây ta sẽ có:
var exp = 2;
var salary;
if ( exp < 1 ) {
salary = 1000;
} else if ( exp < 2 ) {
salary = 1500;
} else if ( exp < 3 ) {
salary = 2000;
} else {
salary = 3000;
}
console.log(salary) // 2000
Code language: JavaScript (javascript)
thì bây giờ chỉ còn:
var exp = 2;
var salary = exp < 1 ? 1000 :
exp < 2 ? 1500 :
exp < 3 ? 2000 : 3000
console.log(salary) // 2000
Code language: JavaScript (javascript)
Video bài giảng
Luyện tập
Bài 1
Viết chương trình nhập vào giá trị cho a và b. Tính tổng a và b, nếu tổng nhỏ hơn 4, hiển thị chuỗi Below, ngược lại hiển thị Over. Lưu ý sử dụng toán tử 3 ngôi.
Nếu dùng if – else:
if ((a + b) < 4) {
result = 'Below';
} else {
result = 'Over';
}
Code language: JavaScript (javascript)
Hướng dẫn
Bước 1: Tạo file add.html
Bước 2: Thêm thẻ <script> thực hiện viết các mã JavaScript
<html>
<body>
<script>
//code vào đây
</script>
</body>
</html>
Code language: HTML, XML (xml)
Bước 3: Khai báo biến a, b nhập vào giá trị cho a, b từ hộp thoại
let a = prompt("a: ");
let b = prompt("b: ");
Code language: JavaScript (javascript)
Bước 4: Khai báo biến result lưu kết quả
result = (a + b < 4) ? 'Below' : 'Over';
Code language: JavaScript (javascript)
Bước 5: Thực thi chương trình. Quan sát kết quả.
Bài 2
Viết chương trình nhập vào giá trị cho chuỗi message.
- Nếu giá trị nhập vào là Employee thì hiển thị chuỗi Hello.
- Còn lại nếu giá trị nhập vào là Director thì hiển thị chuỗi Greetings
- Còn lại nếu giá trị nhập vào chuỗi rỗng thì hiển thị No login
- Còn lại hiển thị chuỗi rỗng
Sử dụng toán tử 3 ngôi để viết chương trình.
Nếu dùng if – else:
let message;
if (login == 'Employee')
{
message = 'Hello';
} else if (login == 'Director') {
message = 'Greetings';
} else if (login == '') {
message = 'No login';
} else {
message = '';
}
Code language: JavaScript (javascript)
Hướng dẫn
Bước 1: Tạo file employee.html
Bước 2: Thêm thẻ <script> thực hiện viết các mã JavaScript
<html>
<body>
<script>
//code vào đây
</script>
</body>
</html>
Code language: HTML, XML (xml)
Bước 3: Khai báo biến message
let message =
(login == 'Employee') ? 'Hello' :
(login == 'Director') ? 'Greetings' :
(login == '') ? 'No login' :
'';
Code language: JavaScript (javascript)
Bước 4: Hiển thị thông báo
alert(message)
Bước 5: Thực thi chương trình. Quan sát kết quả.
Kết luận
Trong bài viết này, mình đã trình bày cách sử dụng toán tử ba ngôi, chi tiết các bạn có thể xem video để hiểu rõ hơn, các bạn để lại comment nếu có thắc mắc để được giải đáp nhé. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết!
Các bạn có thể tham khảo các bài viết hay về JavaScript tại đây.
Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.