Biến trong JavaScript

Biến trong JavaScript

Các biến là phần thiết yếu của mọi ngôn ngữ lập trình. Vì vậy, phải hiểu những điều cơ bản của biến trước khi đi sâu vào ứng dụng. Bài viết này sẽ trình bày đôi nét về biến trong JavaScript.


Biến gì?

Giống như nhiều ngôn ngữ lập trình khác, JavaScript có các biến. Các biến trong JavaScript có thể được coi là các thùng chứa có tên. Bạn có thể đặt dữ liệu vào các vùng chứa này và sau đó tham khảo dữ liệu chỉ bằng cách đặt tên vùng chứa.


Biến trong JavaScript được lưu ở đâu?

Các biến trong JavaScript được lưu trữ trong bộ nhớ của browser process (tiến trình trình duyệt) hiểu nôm na 1 cách đơn giản là biến được lưu trong phần RAM mà trình duyệt đang sử dụng.


Khai báo biến trong JavaScript

Để khai báo một biến trong JavaScript ta sử dụng từ khóa const, let, var.

const được sử dụng để khai báo 1 hằng số, và giá trị của nó không thay đổi trong suốt chương trình.

let khai báo biến chỉ có thể truy cập được trong block bao quanh nó được xác định bằng cặp {}.

var khai báo biến có thể truy cập ở phạm vi hàm số hoặc bên ngoài hàm số, toàn cục.

Giống như ngôn ngữ khác, cách đặt tên biến trong JavaScript cũng phải tuân theo 1 số quy tắc sau :

  • Tên biến phải là các chữ không dấu viết hoa hoặc viết thường, các chữ số từ 0-9 và dấu gạch dưới () và kí hiệu $.
  • Tên biến bắt đầu phải là chữ hoặc dấu gạch dưới (_), nếu bắt đầu bằng số là sai.
  • Không thể sử dụng các từ dành riêng (như từ khóa JavaScript) làm tên.
  • Các tên có phân biệt chữ hoa chữ thường

Một số ví dụ về khai báo biến trong JavaScript:

// Đúng

var person;
 
// Đúng

var _person;
 
// Đúng

var __person;
 
// Đúng

var person1;
 
// Sai

var 10person;

Kiểu dữ liệu của biến trong JavaScript

Khi khai báo biến ta không cần phải khai báo kiểu của biến đó trước khi dùng. Kiểu sẽ được tự động xác định trong lúc chương trình được thực thi. Điều đó cũng có nghĩa là một biến có thể chứa giá trị của các kiểu dữ liệu khác nhau.

var test = 123 ; // test là một số

var test = "variable of js "; //test là một chuỗi

var test = true;  // test là một boolean

Theo tiêu chuẩn ECMAScript xác định bảy kiểu dữ liệu như sau :

  • Kiểu boolean
  • Kiểu null
  • Kiểu undefined
  • Kiểu số
  • Kiểu chuỗi
  • Kiểu Symbol (mới trong ECMAScript 6)
  • Kiểu đối tượng

Phạm vi của biến trong JavaScript

Có hai loại phạm vi trong JavaScript. Biến cục bộ (local scope) và biến toàn cục (global scope). Biến toàn cục được khai báo ngoài hàm , trong khi đó biến cục bộ được lưu khai báo bên trong một hàm.(Nên với cùng một tên biến, ta có thể khai báo ở những hàm khác nhau).

Một biến toàn cục có thể được truy cập từ bên ngoài của hàm cũng như bên trong của hàm nhưng, một biến cục bộ chỉ có thể được truy cập bên trong hàm. Nếu truy cập từ bên ngoài của hàm, bạn sẽ nhận được lỗi ‘undefined variable’ (biến không xác định).

Ví dụ đơn giản:

var foo = 50;  // <= biến toàn cục 

function test() {
     var bar = 100; // <= biến cục bộ 
}

Ví dụ nâng cao:

 function sum(a, b) { 
     var sum = a + b; // sum là biến cục bố
     return sum;
 }
  
 var result = sum(10, 20); // result là biến toàn cục
  
  // và chúng ta có thể sử dụng biến result ở khắp nơi
 function showResult(result) {
     alert('sum is: ' + result);
 }
  
 showResult();

Trước hết, hàm sum được gọi là truyền hai biến trả về giá trị tổng của biến được truyền. Sau đó, giá trị trả về được lưu trữ trong biến result là biến toàn cục . Sau đó, hàm showResult() được gọi để hiển thị giá trị được lưu trữ trong biến toàn cục.


Một số vấn đề hay gặp phải khi làm việc với biến

1. Sử dụng toán tử gán (=), thay vì toán tử so sánh (==) trong câu lệnh if

var x = 0;
if (x = 10)
// Câu lệnh này sẽ trả về giá trị true vì 10 là true
var x = 0;
if (x = 0) 
// Câu lệnh này sẽ trả về giá trị false vì 0 là false
// Để so sánh chính xác chúng ta phải sử dụng như sau
var x = 0;
if (x == 10)

2. Nhầm lẫn giữa việc bổ sung và thêm số

// Cả 2 phép tính toán trên đều sử dụng toán tử cộng giống nhau.

var x = 10;
var y = 5;
var z = x + y;           // Kết quả của z là  15.

var x = 10;
var y = "5";
var z = x + y;           // Kết quả của z là "105".

3. Phá vỡ chuỗi JavaScript

Javascript cho phép chúng ta chia chuỗi thành 2 dòng nhưng nếu khai báo như :

var x = "Hello
World!";
// Biến sẽ không hoạt động.

Để biến họat động chúng ta cần khai báo như sau :

var x = "Hello \
World!";

Các bạn có thể tham khảo các bài viết hay về JavaScript tại đây.


Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *