11 lầm tưởng, thói quen sai lầm về máy tính, laptop

11 lầm tưởng, thói quen sai lầm về máy tính, laptop

Máy tính là thiết bị gắn liền với công việc và giải trí của chúng ta trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Tuy nhiên nhiều người dùng vẫn thường có những hiểu biết sai lệch về máy tính. Cùng bài viết dưới đây điểm 11 lầm tưởng phổ biến nhất của người dùng máy tính để cùng tránh nhé!

1. Nhấn F5 có thể làm máy tính nhanh hơn

Chúng ta hay dùng nút F5 với mục đích là refresh (làm mới) lại laptop và hy vọng máy sẽ đỡ lag hơn. Tuy nhiên, sự thật thì nó ko giúp máy tính bạn nhanh hơn mà chỉ giúp cập nhật những shortcut (lối tắt) phần mềm, hoặc cập nhật những thay đổi của bạn trên màn hình desktop theo thời gian thực mà thôi.

2. Cần thường xuyên chống phân mảnh ổ cứng

Có thể bạn chưa biết, thực ra Windows đã tiến hành chạy nền tác vụ chống phân mảnh khi cần thiết cho người dùng, do đó, bạn không cần thiết phải tự tay mình mở trình Disk Defragmenter để thực hiện điều đó quá nhiều. Trừ trường hợp ví dụ như khi bạn vừa mới cài xong một trò chơi với dung lượng khá lớn và cần tối ưu hóa khả năng vận hành của máy ngay lập tức để chơi game.

Phân mảnh quá nhiều, đặc biệt là đối với ổ cứng thể rắn (SSD), là một điều cực kì không tốt.

3. Đổ lỗi cho virus và phần mềm gián điệp làm chậm máy tính

So sánh HTTP và HTTPS

Trong quá trình sử dụng, máy có dấu hiệu chậm, đứng thì đa số trong chúng ta sẽ nghĩ nguyên nhân là do virus hoặc phần mềm độc hại. Tuy nhiên thì đây chỉ là một trong số những lý do có thể xảy ra mà thôi. Trên thực tế, các phần mềm độc hại thường sẽ chạy ngầm để khai thác lợi ích chứ không có dấu hiệu cụ thể để nhận biết.

Thay vào đó, máy tính bị chậm có thể do bạn chạy nhiều chương trình cùng lúc hoặc bộ nhớ máy đã sắp cạn dung lượng và dần “lão hóa”.

4. Không cần dùng phần mềm chống virus

Suy nghĩ này rất phổ biến đối với người dùng MacBook. Mặc dù tính bảo mật của máy Mac cao, và qua nhiều bài kiểm tra thì nó khá “miễn nhiễm” với virus. Song, chúng ta không thể chắc chắn được điều gì cả.

Với thủ đoạn ngày càng tinh vi của tội phạm công nghệ, thì cho dù bạn không thường xuyên truy cập những trang web có nguy cơ cao thì cũng nên trang bị cho mình một phần mềm chống virus, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

5. Để máy ở chế độ ngủ là không tốt

Có thể bạn cho rằng việc để máy ngủ thì sẽ có hại cho máy hơn là việc tắt máy và bật lại khi sử dụng. Nhưng thực tế cho thấy máy tính của bạn sẽ tiêu hao năng lượng ít nhất khi ở chế độ ngủ, việc không phải bật, tắt máy thường xuyên giúp tăng hiệu quả sử dụng cho máy.

6. Trình duyệt “X” an toàn hơn trình duyệt “Y”

Một số JavaScript function dùng để kiểm tra kiểu dữ liệu

Việc so sánh mức độ an toàn giưa 2 trình duyệt thì khá là vô nghĩa. Vì trình duyệt chỉ là môi trường thực thi cho JavaScript, các rủi ro về tấn công mạng đa số đến từ hững tiện ích bổ sung của trình duyệt chứ không phải bản thân trình duyệt đó.

Vậy nên việc cần thiết hơn cả là trang bị phần mềm chống virus vì các trình duyệt đều có nguy cơ bị khai thác tấn công như nhau mà thôi.

7. Tháo pin laptop khi cắm điện

Nhiều người quan niệm rằng tháo pin laptop và sử dụng nguồn điện sẽ giúp pin của máy tăng tuổi thọ. Tuy nhiên vì việc này sẽ làm cho điện áp trong máy tính không ổn định, hỏng hóc các linh kiện và thậm chí có thể dẫn đến cháy nổ.

8. Để quá nhiều phần mềm chạy startup

Windows cho phép người dùng lựa chọn các phần mềm khởi chạy cùng hệ thống, giúp người dùng mở nhanh các ứng dụng đó sau khi boot vào máy. Tuy nhiên, sẽ là 1 sai lầm nếu bạn để quá nhiều phần mềm cùng chạy nền bởi điều này sẽ khiến cho máy mất thêm rất nhiều thời gian để khởi động, cũng như trong quá trình sử dụng thì các ứng dụng này sẽ chạy nền khiến máy bị chậm.

9. Không quan tâm bụi bẩn bám đầy máy tính

Nước có thể làm hư máy tính những bụi thì không sao?

Đây thực sự là một lầm tưởng lớn. Bụi bám quá nhiều sẽ cản trở lưu thông không khí trong máy, khi sử dụng máy nóng lên nhanh chóng và lâu dần sẽ làm hệ thống mất ổn định và dẫn đến hư hỏng.

Vậy nên hãy thường xuyên dọn bụi cho máy tính, nếu không tự thực hiện được thì bạn có thể mang ra các cửa hàng, trung tâm uy tín để được hỗ trợ.

10. Cắm trực tiếp máy tính vào ổ điện

Quan niệm sai khi bắt đầu học lập trình

Nguồn điện đôi khi không thực sự ổn định, vậy nên việc cắm trực tiếp máy tính làm việc vào ổ cắm đôi khi sẽ làm giảm hiệu suất và nhanh hư máy. Để khắc phục, bạn có thể trang bị thêm cho mình một bộ chống sốc để giữu an toàn hơn cho máy.

11. Tự build PC sẽ tiết kiệm tiền hơn

Tương tự như việc bạn mua một món hàng có sẵn và mua các vật liệu nhỏ để tự tay làm, bulid PC thực tế có chi phí cao hơn khi mua những bộ PC được lắp ráp sẵn.

Tuy nhiên những ai yêu thích yêu thích công nghệ thì tiền bạc và công sức bỏ ra cho việc build PC là hoàn toàn xứng đáng khi có thể tùy chỉnh máy tùy theo ý thích riêng của họ.

Trên đây là những sai lầm thường gặp khi sử dụng máy tính, nhưng không phải ai cũng biết. Để giữ gìn chiếc máy tính con cưng của bạn tránh bị hỏng hóc, hãy tránh các lỗi sau nhé!

Nguồn: https://www.thegioididong.com/hoi-dap/11-lam-tuong-thoi-quen-sai-lam-ve-may-tinh-laptop-ban-nen-1330007

Các bạn có thể tham khảo các bài viết hay về JavaScript tại đây.


Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *