Những kỹ năng viết code mà dev nên ghi nhớ

Những kỹ năng viết code mà dev nên ghi nhớ

Giới thiệu

Giống như rất nhiều lập trình viên khác, kể từ khi xác định được con đường sự nghiệp của mình tôi chỉ tập trung vào việc code mà thôi. Đối với tôi, code là một thứ ma thuật mà khi bạn gõ một thứ gì đó trên bàn phím, máy tính sẽ hiển thị ngay kết quả công việc của bạn trên màn hình.

Nhưng đến gần đây khi đang làm việc với vai trò là một Full-stack developer, tôi mới nhận ra có rất nhiều điểm khác biệt, có những mặt tốt, mặt xấu khác nhau mà giá như tôi được biết trước. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu về những kỹ năng viết code mà dev nên ghi nhớ.

Những kỹ năng viết code mà dev nên ghi nhớ

1. Không chỉ đơn thuần là coding

Bạn nghĩ lập trình là gì? Là viết code? Là viết code chạy thành công?

Đó mới chỉ là một phần của vấn đề mà thôi! Lập trình không chỉ đơn thuần là viết code mà là giải quyết các vấn đề có thể xảy ra với code.

Khách hàng không quan tâm bạn sử dụng công nghệ, ngôn ngữ nào. Họ chỉ quan tâm đến một điều: sản phẩm của bạn có giải quyết được vấn đề của họ hay không.

Đó là lý do tại sao tương đối ít người quan tâm đến công nghệ mà Google tìm kiếm sử dụng. Miễn là mọi người có thể tìm thấy thông tin liên quan với nó, họ sẽ sử dụng nó. Đây cũng chính là điều số một tôi ước mình biết ngay từ khi bắt đầu lập trình.

Tôi sẽ dành ít thời gian hơn để viết ra những code tốt nhất và nhiều thời gian hơn để giải quyết các vấn đề của khách hàng theo cách nhanh nhất và hiệu quả nhất mà tôi có thể.

Đừng chỉ viết code một cách đơn thuần. Hãy viết code để giải quyết vấn đề của khách hàng!

2. Kỹ năng giao tiếp quan trọng không kém kỹ năng viết code

Khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một lập trình viên, việc thiếu kỹ năng mềm không phải là vấn đề chính của tôi. Nhưng khi tôi thăng tiến dần lên những vị trí cao hơn, việc thiếu sót của kỹ năng mềm đã bộc lộ rõ ràng trong tôi.

Khi bạn làm việc trên một sản phẩm với một nhóm người khác nhau (kỹ sư, nhà thiết kế, nhà quản lý), giao tiếp là điều duy nhất khiến bạn có thể hòa nhập được với họ và giúp bạn phát triển sản phẩm một cách hiệu quả. Thiếu kỹ năng giao tiếp sẽ khiến mọi chuyện trở nên khó khăn, thậm chí là tồi tệ hơn hẳn. Nó làm tăng thời gian phát triển sản phẩm của bạn và giảm năng suất tổng thể.

Vì vậy, hãy cải thiện các kỹ năng mềm, kiến thức xã hội bên cạnh việc trau dồi kỹ năng viết code của mình. Vì tầm quan trọng của chúng là như nhau.

Và hãy nhớ một sự thật đơn giản: Con người làm việc với con người, chứ không phải máy móc.

3. Việc lập trình sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết cách nắm bắt

Khi tôi bắt đầu làm quen với ngôn ngữ JavaScript, tôi thật sự thấy nó quá khó, đơn giản vì tôi bắt đầu sai cách. Tôi đọc rất nhiều lý thuyết mà không có thực hành, không có thói quen, và cũng không hề đặt ra mục tiêu cuối cùng là mình phải đạt được cái gì.

Tôi đã nghĩ rằng đây là chuyện hoàn toàn bình thường cho đến khi tôi phát hiện ra phương pháp học tập có chủ đích ảnh hưởng lớn như thế nào đến kết quả tôi sẽ đạt được.

Đó là một kiểu làm việc và học tập có mục đích, có hệ thống.

Sự khác biệt giữa luyện tập bình thường và luyện tập có chủ đích nằm ở sự tập trung. Và bạn phải có mục tiêu cụ thể là trở nên tốt hơn và cải thiện hiệu suất của mình.

Sau khi áp dụng một phương pháp thực hành có chủ ý, tôi bắt đầu nhận thấy mình tiến bộ nhanh như thế nào khi học JavaScript. Kiến thức của tôi bắt đầu gắn bó lâu dài, không chỉ trong 5 phút sau khi hướng dẫn. Tôi đã tạo ra mục tiêu cuối cùng của mình, trình bày rõ lý do tại sao tôi học JavaScript và hiểu những gì tôi cần học và những gì tôi không.

Vậy bạn cần làm gì để luyện tập thói quen đặt ra mục tiêu cho mình?

  • Tìm giáo viên: cung cấp các hoạt động thực hành được thiết kế để giúp bạn cải thiện hiệu suất.
  • Cố gắng thực hiện với nỗ lực tối đa: liên tục bị đưa ra khỏi vùng an toàn của bạn.
  • Có các mục tiêu cụ thể và được xác định rõ ràng: không chỉ là “cải tiến tổng thể”.
  • Đảm bảo rằng bạn tập trung: tập trung toàn bộ, không bị phân tâm.
  • Hoàn thành các hành động có chủ đích: lập ra những kế hoạch cụ thể.
  • Trả lời phản hồi ngay lập tức và sửa đổi chiến lược của bạn.

Khi bạn bắt đầu học một ngôn ngữ, công nghệ, khuôn khổ mới hoặc bất cứ thứ gì, hãy tuân thủ các quy tắc này để đạt được kết quả lớn nhanh nhất có thể.

4. Không có lập trình viên nào là hoàn hảo

Khi bắt đầu sự nghiệp của mình, tôi nghĩ rằng một lập trình viên giỏi là một người biết rất nhiều ngôn ngữ lập trình, nhiều cách làm, nhiều framework khác nhau.

Nhưng tôi nhận ra mình đã sai.

Tư duy như vậy chỉ sinh ra hội chứng “kẻ giả mạo”. Nó sẽ khiến bạn nghĩ rằng mình không xứng đáng với vị trí hiện tại, với mức lương hiện có, và rằng mình chỉ như một kẻ lừa đảo mà thôi.

Vì vậy, tôi bắt đầu theo dõi các dev nổi tiếng trên Twitter, đọc mọi ấn phẩm về công nghệ và xem hàng nghìn blog của họ chỉ để thuyết phục bản thân rằng tôi xứng đáng với những gì tôi có và để cảm thấy gần hơn với danh hiệu một developer giỏi nhất.

Nhưng sự thật thì đây không phải là việc làm hiệu quả trong việc cải thiện kỹ năng viết code.

Tôi phát hiện ra rằng rất nhiều người mà tôi theo dõi – những người mà tôi nghĩ rằng họ là lập trình viên siêu giỏi không thật sự hoàn hảo như tôi tưởng. Họ có thể đã biết cách thực hiện một số công việc phức tạp đòi hỏi kiến ​​thức sâu rộng trong một vài lĩnh vực, nhưng điều đó không nghĩa với việc họ đã hiểu hết những kiến thức cơ bản khác. Họ có thể đã biết cách thiết kế kiến ​​trúc cơ sở dữ liệu có khả năng mở rộng cao, nhưng lại không biết cách căn chỉnh theo chiều dọc một phần tử với CSS.

Kết luận

Không có ai là hoàn hảo nhưng nếu biết trước những điều này chắc chắn sẽ khiến bạn biết cách tự đánh giá và nhìn nhận lại giá trị của bản thân một cách chính xác nhất. Hãy học hỏi nhiều hơn, đọc nhiều hơn để tự nâng cao giá trị của bản thân.

Các bạn có thể tham khảo các bài viết hay về JavaScript tại đây.


Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *