Con đường trở thành lập trình viên Web Full Stack năm 2021

Con đường trở thành lập trình viên Web Full Stack năm 2021

Giới thiệu

Có rất nhiều người muốn trở thành lập trình viên web. Trong đó, một số người đam mê với máy tính và họ muốn thử lập trình, một số người thì lại muốn tìm một công việc được trả lương cao hơn,…

Không quan trọng tại sao bạn muốn học lập trình web mà điều quan trọng là bạn học nó như thế nào. Nếu bạn đang tự học mọi thứ, có thể bạn sẽ gặp khó khăn vì bạn không biết cách học sao cho đúng. Đó là lý do tại sao mình viết bài viết này.

Web là một trong những nền tảng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Vì vậy, thị trường sẽ rất cần những lập trình viên Web, nếu bạn càng tích luỹ được nhiều kỹ năng, bạn sẽ có thêm càng nhiều cơ hội.

Tuy nhiên, để trở thành một lập trình viên Web Full Stack đòi hỏi khá nhiều kỹ năng. Vì vậy, không cần đợi chờ nữa, hãy bắt đầu thôi nào.

Lập trình viên Full Stack là gì?

Lập trình viên Full Stack là người phụ trách cả front-end (thiết kế UI, UX và flow) cho tới back-end (làm việc với server, thiết kế database và viết các API cần thiết) của hệ thống.

Tại sao bạn nên trở thành lập trình viên Full Stack?

Lập trình viên Full Stack là sự tổng hợp từ kiến thức, sự hiểu biết trực quan và sâu sắc về cả front-end và back-end, cũng như nắm vững các best practices và khái niệm.

Đương nhiên, các full stack developer đều có khả năng code cho mọi thành phần của hệ thống và họ sẽ làm mọi thứ một cách tốt nhất nếu họ thực sự giỏi. Điều này đòi hỏi một lượng lớn các kỹ năng cũng như kinh nghiệm.

Học gì để trở thành lập trình viên Web Full Stack

1. HTML & CSS

HTML và CSS là các khối xây dựng của mọi trang web, vì vậy bước đầu tiên trong việc học lập trình Web Full Stack là học chúng. Mọi trang web trên Internet đều được xây dựng bằng HTML và CSS, vì vậy chúng thực sự quan trọng để tìm hiểu.

Sau khi bạn tìm hiểu chúng và cảm thấy thoải mái khi sử dụng chúng để xây dựng các trang web responsive (đáp ứng), bạn có thể chuyển sang bước 2.

Xem thêm:

2. JavaScript

JavaScript là phần được sử dụng để thêm nhiều chức năng hơn cho HTML và CSS. Với JavaScript, bạn có thể tạo hoạt ảnh và tất cả những thứ khác nhau giúp trang web tương tác tốt hơn như hiệu ứng pop-up, slider, v.v.

3. Front-end

JavaScript có nhiều framework mà bạn có thể sử dụng như Angular, ReactJS, Vue.js, EmberJS,…. Sau khi đã nắm rõ JavaScript cơ bản, các bạn học thêm về ES6 và xử lý bất đồng bộ. Đây là điều kiện tiên quyết để bạn có thể bắt đầu học thêm về những framework này.

Mọi trang web đều bao gồm giao diện người dùng, đó là phần mà bạn nhìn thấy và xây dựng bằng HTML, CSS và JavaScript, và phần back-end, đó là phần mà bạn không nhìn thấy, nhưng nó thực hiện tất cả quá trình xử lý dữ liệu và nhiều hơn nữa.

Vì vậy, khi bạn biết HTML, CSS và JavaScript, bạn đã trở thành lập trình viên front-end rồi. Bạn có thể dừng lại ở đây và bắt đầu đi làm với vai trò là một lập trình viên front-end hoặc tiếp tục học thêm về back-end để trở thành lập trình viên Web Full Stack

4. Back-end

Tất cả các chương trình đào tạo trực tuyến và bootcamp thường tập trung vào một ngôn ngữ back-end cụ thể.

Trong thực tế, không có vấn đề gì khi bạn học nhiều hơn 1 ngôn ngữ lập trình, miễn là bạn hiểu những gì đang xảy ra và bạn hiểu được bản chất ngôn ngữ mà bạn học. 1 ngôn ngữ thôi cũng đủ rồi.

Back-end, như mình đã nói, nó xử lý tất cả dữ liệu mà nó nhận được từ front-end (front-end và back-end được kết nối) và nó cũng có thể thực hiện những việc như gọi API và gửi nội dung đó đến giao diện người dùng.

Bạn sẽ nhận được nhiều câu trả lời khác nhau khi hỏi ai đó hỏi ngôn ngữ back-end nào là tốt nhất để học. Vì vậy dưới đây mình đã liệt kê một vài kết hợp phổ biến.

Một lưu ý quan trọng: dù cho bạn quyết định học ngôn ngữ gì thì điều quan trọng là phải gắn bó với nó và học hỏi mọi thứ về nó trong khả năng của bạn.

Con duong tro thanh lap trinh vien Web Full Stack nam 2021 1

Framework tiêu biểu của các ngôn ngữ back-end:

  • Python: Django và Flask
  • JavaScript: Node.js
  • Java: Spring MVC
  • C#: ASP.NET Core
  • PHP: Laravel
  • Ruby: Ruby on Rails

5. Database

Database là từ được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực thuộc công nghệ thông tin, dữ liệu, lập trình và phần mềm… Database là cơ sở dữ liệu, là một bộ sưu tập dữ liệu được tổ chức bày bản và thường được truy cập từ hệ thống máy tính hoặc tồn tại dưới dạng tập tin trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Ban đầu, bạn nên bắt đầu với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ như Oracle, MySQL, Microsoft SQL Server,… để hiểu và nắm rõ được cách thực hoạt động cũng như các truy vấn và cách kết nối chúng với ngôn ngữ back-end mà bạn lựa chọn.

Sau đó, bạn có thể tìm hiểu thêm về hệ quan trị cơ sở phi quan hệ NoSQL và NewSQL (sự kết hợp giữa SQL và NoSQL).

6. HTTP & REST

TTP là một giao thức ứng dụng phi văn bản trên Internet – nó cho phép client giao tiếp với servers  (ví dụ: mã JavaScript của bạn có thể yêu cầu AJAX cho một số mã back-end bạn đã chạy trên một máy chủ sẽ xảy ra thông qua HTTP). Một số topic quan trọng bạn nên tìm hiểu được liệt kê dưới đây:

  • REST là gì và tại sao lại quan trọng trong giao thức HTTP và các ứng dụng web.
  • Best practices để thiết kế RESTful API. POST / GET yêu cầu.
  • Học cách sử dụng Chrome DevTools có thể cực kỳ hữu ích.
  • Giấy chứng nhận SSLCấu trúc ứng dụng web
  • HTTP / 2 & SPDY (tùy chọn). WebSockets, Web Workers, và Service Workers (tất cả các tùy chọn).

7. Cấu trúc ứng dụng web

Bạn muốn tạo ra một ứng dụng web phức tạp, nhiều chức năng, công đoạn hay xử lý dữ liệu ngày một lớn, bạn cần phải có tư duy thiết kế. Nên chọn platform gì, thư mục cấu trúc như thế nào, code ra sao cho hợp lý, đảm bảo hiệu năng tốt nhất là một vấn đề nhức nhối.

Tuy nhiên, mình tin rằng khi bạn đã đạt đến bước này, chắc hẳn bạn đã nắm được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá trình học code từ front-end đến back-end rồi CSDL rồi phải không nào?

8. Git

Git là tên gọi của một Hệ thống quản lý phiên bản phân tán (Distributed Version Control System – DVCS) là một trong những hệ thống quản lý phiên bản phân tán phổ biến nhất hiện nay.

DVCS nghĩa là hệ thống giúp mỗi máy tính có thể lưu trữ nhiều phiên bản khác nhau của một mã nguồn được nhân bản (clone) từ một kho chứa mã nguồn (repository), mỗi thay đổi vào mã nguồn trên máy tính sẽ có thể ủy thác (commit) rồi đưa lên máy chủ nơi đặt kho chứa chính.

Và một máy tính khác (nếu họ có quyền truy cập) cũng có thể clone lại mã nguồn từ kho chứa hoặc clone lại một tập hợp các thay đổi mới nhất trên máy tính kia.

9. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Giải thuật (còn gọi là thuật toán) có thể được định nghĩa như là một thủ tục, công thức hay cách giải quyết vấn đề. Nó gồm một tập hợp các bước giúp đạt được lời giải.

Cấu trúc dữ liệu và thuật toán (DSA) giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các phương pháp để giải quyết các vấn đề cơ bản nhất một cách chi tiết và cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc về hiệu quả của việc áp dụng nó.

Cấu trúc dữ liệu và thuật toán cũng dạy cho bạn đánh giá hiệu quả của một thuật toán. Điều này cho phép bạn có một sự lựa chọn tốt nhất khi giải quyết vấn đề.

Xem thêm: Tại sao nên học cấu trúc dữ liệu và thuật toán?

Kết luận

Hình dưới là lộ trình đơn giản, tối ưu nhất cho việc học Web Full Stack với ngôn ngữ là JavaScript kết hợp cùng Node.js.

Con duong tro thanh lap trinh vien Web Full Stack nam 2021 22

Việc học tập của bạn là một điều rất lớn, nhưng đó không phải là điều có thể làm được trong một sớm một chiều. Với sự chăm chỉ, kỷ luật và các nguồn lực phù hợp, cuối cùng bạn sẽ đạt được mục tiêu trở thành một lập trình viên Web Full Stack. Chúc các bạn thành công!

Các bạn có thể tham khảo các bài viết hay về JavaScript tại đây.


Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *