Clean Code là gì

Clean Code là gì?

Chào các bạn, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ một số kiến thức về Clean Code. Lập trình viên dù là cũ hay mới thì đều nên biết đến quy tắc này. Mặc dù nó được coi là chuẩn mực cho mỗi developer nhưng không phải ai cũng chú ý và quan tâm đến nó. Hãy cùng mình tìm hiểu Clean Code là gì và tại sao phải sử dụng nó nhé!

Clean Code là gì?

Clean Code là thuật ngữ để chỉ những mã nguồn tốt bao gồm các đặc điểm:

  • Đơn giản: Giải quyết vấn đề ngắn gọn, không phức tạp hóa.
  • Trực tiếp: Giải quyết đúng vấn đề đang đề cập đến.
  • Dễ đọc: Giúp các lập trình viên khác có thể hiểu được ý nghĩa của từng dòng code dễ dàng.
  • Dễ cải tiến: Có thể mở rộng, thay đổi mà không gây ra nhiều lộn xộn cho mã nguồn.
  • Có Unit Test và Acceptance: Đảm bảo mã nguồn chạy đúng với từng trường hợp.
  • Định danh tốt: Thể hiện đúng ý nghĩa từng thành phần.
  • Có ít sự phụ thuộc: Giúp thay đổi và mở rộng dự án dễ dàng hơn.
  • Không có mã nguồn trùng lặp.
  • Thể hiện được ý tưởng của thiết kế: Bảo đảm được đúng với ý tưởng thiết kế.

Tại sao chúng ta phải sử dụng Clean Code?

Để đảm bảo mã nguồn có chất lượng tốt, giúp ích cho việc cộng tác nhóm, dễ dàng bảo trì và mở rộng hệ thống.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới Clean Code

1. Định danh

Biến, hàm, lớp, package phải ngắn gọn, thể hiện được ý nghĩa. Không đặt tên chung chung, khó hiểu.

  • Mã nguồn không tốt: a, x, data, get …
  • Mã nguồn tốt: nameStudent, getName …

2. Hàm

Hàm không quá dài, làm nhiều nhiệm vụ, có nhiều tham số.

  • Mã nguồn không tốt:
function calculator(number1, number2, number3, number4){
     ...
}Code language: JavaScript (javascript)

Hàm trên đặt tên hàm không rõ ràng và có quá nhiều tham số.

  • Mã nguồn tốt:
function calculatorSum(number1, number2)
{
     ...
}Code language: JavaScript (javascript)

Hàm trên đặt tên rõ ràng và có ít hơn 3 tham số.

Ghi chú: Không nên lạm dụng ghi chú quá nhiều, không đúng mục đích.

3. Định dạng mã nguồn (Format)

Như các khoảng cách lùi đầu dòng, dẫn cách giữa các từ, các lệnh không hợp lý,…

4. Thiết kế, kiến trúc tồi

Thiết kế ẩu, không rõ ràng, tường minh, người khác đọc vào không hiểu khiến cho việc bảo trì, tái cấu trúc, nâng cấp trở nên khó khăn.

5. Thiếu các bản kiểm thử

Dẫn đến không đảm bảo được chất lượng mã nguồn ổn định.

Một số quy ước đặt tên nên biết

  • Tên biến, lớp:  Nên đặt tên là các danh từ, cụm danh từ hay tính từ.
  • Tên hàm: Nên bắt đầu bằng động từ.
  • Tên biến và hàm nên theo quy tắc camelCase: Ký tự đầu tiên viết thường, các ký tự đầu tiên của từ sau viết hoa.
  • Tên lớp nên theo quy tắc Pascal Case: Viết hoa hết các ký tự đầu tiên của chữ đó.

Ví dụ:

Biến: nameStudent, listNameStudent,…

Lớp: Animal, Student, Person, Dog,…

Hàm: searchByName(), getName(), sortByPrice(),…

Kết luận

Thực hiện theo một số quy tắc này và xem liệu bạn có thể cải thiện khả năng đọc mã của mình không? Nếu bạn đang bảo trì mã của người khác, hãy sử dụng các công cụ tái cấu trúc để giúp giải quyết các vấn đề này. Mất một ít thời gian nhưng có thể làm bạn nhẹ nhõm trong vài tháng.

Xem thêm: Chia sẻ và hướng dẫn về Clean Code của anh Nguyễn Khắc Nhật:

Các bạn có thể tham khảo các bài viết hay về JavaScript tại đây.


Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *