tester game

Tester khi tham gia dự án Agile cần lưu ý những gì?

Bạn là Tester, và mới bắt đầu tham gia vào dự án Agile? Liệu bạn có gặp khó khăn khi tiến hành kiểm thử phần mềm trong dự án? Vậy Agile tester nên biết những gì để thuận lợi hơn khi Testing? Cùng tham khảo thêm thông tin phía dưới nhé:

Mô hình Agile có những đặc trưng gì?

Khác với mô hình phát triển/xây dựng phần mềm truyền thống, mô hình Agile là một phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt (có phần cải tiến hơn).

Trở thành một nhà quản lý kỹ thuật phần mềm hiệu quả

Vì đặc trưng của Agile, trong giai đoạn bắt đầu, dự án sẽ hầu như không có nhiều tài liệu cho Tester tham khảo, mà chúng sẽ dần được tạo thành trong quá trình phát triển phần mềm. Hơn nữa, có khác hơn mô hình khác là các tài liệu trong mô hình Agile cũng chỉ được tạo ra khi thực sự cần thiết.

Chính vì vậy, là một Agile – Tester, bạn cũng sẽ cần trở nên linh hoạt để thích ứng được với những đặc điểm riêng của mô hình này.

Tester chủ động nắm bắt thông tin

Cũng giống với các mô hình truyền thống, trong dự án Agile, Tester hay các bộ phận tham gia đều có thể nắm bắt được thông tin phát triển thông qua tài liệu, ví dụ như tài liệu đặc tả, và các nội dung ticket,… thường được giải thích trong buổi họp refinement. Nhưng như đã nêu ở trên là tài liệu sẽ được dần tạo thành nên Tester cần cập nhật thường xuyên:

  • Thông qua ticket và tài liệu.
  • Thông qua buổi họp refinement. Do đặc thù về việc tối giản hoá, không phải tất cả các nội dung đều sẽ được ghi lại thành tài liệu. Chính vì vậy việc chủ động lắng nghe và tìm hiểu thông tin trong buổi họp refinement sẽ giúp Tester hiểu rõ hơn về các chức năng cần phát triển.
  • Thông qua họp chào buổi sáng daily stand-up meeting. Luôn nhớ một trong những ưu điểm của mô hình Agile là việc giao tiếp trực tiếp luôn được khuyến khích. Vào buổi họp sáng daily stand-up meeting, Lập trình viên – developer sẽ chia sẻ về nội dung công việc và khó khăn của mình. Tester có thể tham gia vào buổi họp, nắm bắt tình hình dự án, và có thể ghi lại những vấn đề phát sinh để tránh thiếu sót trong quá trình kiểm thử. 
  • Thay đổi trong comment của ticket: Theo nguyên tắc của Agile, sự thay đổi luôn được chào đón. Chính vì vậy ngay cả những nội dung đã được xác nhận trong các cuộc họp hay tài liệu cũng có thể bị thay đổi. Một trong những cách giúp tester có thể nắm bắt thay đổi phát sinh chính là tham khảo các comment trong ticket. Để tránh phát sinh sai sót trong thiết kế test hay xảy ra incident, bạn nhớ đừng bỏ qua những comment này nhé.

Luôn cố gắng tích lỹ kinh nghiệm và kiến thức domain

Việc kiểm thử sẽ được tiến hành bởi không chỉ Tester mà cả Developer và End

ser nữa. Thông qua việc nắm bắt được các bug ticket mà các developer và end user tìm ra, mình cũng sẽ cân nhắc được những điểm nên lưu ý khi kiểm thử.

Tổng quan về UI/UX - Khái niệm, so sánh

Hơn nữa, sản phẩm trong Agile sẽ được phát triển và dần hoàn thiện qua từng sprint, đồng nghĩa với việc kiến thức domain cũng sẽ dần tăng lên theo thời gian, nên nắm rõ kiến thức domain sẽ giúp ích cho việc Tester review, thiết kế và thực hiện kiểm thử. Một vài ví dụ là:

  • Tìm ra được lỗ hổng và những điểm chưa hợp lý trong ticket và tài liệu đặc tả.
  • Xác định được phạm vi ảnh hưởng.
  • Tránh xảy ra thiếu sót, nhầm lẫn trong quá quá trình thiết kế và thực hiện kiểm thử.

Tester nên quan sát, đặt câu hỏi và tranh luận

Trong mô hình Agile đó là tất cả mọi người đều được tham gia vào các buổi họp phát triển sản phẩm, được giao tiếp và các câu hỏi luôn được hoan nghênh. Đặt câu hỏi sẽ giúp Tester và mọi người hiểu rõ hơn về các chức năng phát triển. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc đặt câu hỏi, Kiểm thử viên cũng cần xem xét về đáp án nhận được, để đảm bảo rằng không có bất kì lỗ hổng nào bị bỏ sót.

Ngoài ra, khi có thay đổi về spec, việc tranh luận cũng sẽ giúp cho việc kiểm thử được đúng đắn và kỹ càng. Thông qua tranh luận, chúng ta cũng có thể tìm được những lỗ hổng và sai sót trước khi lập trình viên tiếp tục phát triển sản phẩm, giảm đi chi phí cho việc sửa lỗi.

Xây dựng mối quan hệ đội nhóm

Đừng nhầm lẫn là công việc của Tester chỉ là đi tìm lỗi sai của developer, mà cả nhóm đều có chung một mục đích, đó là tạo ra được một sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, việc xây dựng một mối quan hệ tốt trong “bộ ba quyền lực” (3 Amigos: Tester, DEV- Developer, BA- Business Analyst/Product Owner) là rất quan trọng.

Do vậy, chúng ta cần có sự chia sẻ, hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau

  • Chia sẻ: Bất cứ khi nào có thay đổi trong dự án, bất kỳ ai cũng đều cần chia sẻ thông tin để mọi người cùng nắm được. Khi xuất hiện suy nghĩ, khúc mắc hay ý tưởng nào đó, Tester cũng nên chia sẻ để team cùng bàn bạc, đánh giá. Sự chia sẻ sẽ giúp cho việc giao tiếp trong dự án trở nên dễ dàng hơn, và những vấn đề như thiếu sự đồng nhất cũng sẽ được giải quyết sớm nhất có thể.
  • Hợp tác: Sẽ luôn có những lúc chúng ta cần Dev giúp đỡ, ví dụ như tạo data test, hay phải nhờ BA-Business Analyst/Product Owner xác nhận lại đặc tả của một chức năng. Ngược lai, các thành viên khác cũng sẽ cần tới sự hợp lực của Tester. Vậy nên việc giữ một thái độ sẵn sàng hợp tác sẽ tạo nên mối quan hệ tin tưởng và tốt đẹp giữa các thành viên, giúp cho dự án phát triển bền vững hơn.
  • Thấu hiểu: luôn thấu hiểu và suy nghĩ và đứng trên lập trường của đối phương. Nếu xảy ra vấn đề, dĩ nhiên chúng ta cần nắm được nguyên nhân, nhưng sự chỉ trích và đổ lỗi cũng sẽ không giúp đạt được mục tiêu: tạo nên một sản phẩm có chất lượng tốt.

From Heki Gyoku – PoYi team

Bình luận